Chất tạo ra H2SO4 bằng một phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các chất sau: Cl2, CuSO4, S, SO2, H2S, Fe2(SO4)3, SO3. Số chất có thể tạo ra H2SO4 bằng một phản ứng là:

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 5

  • Câu C. 7 Đáp án đúng

  • Câu D. 6

Giải thích:

Chọn đáp án C 4Cl2 + 4H2O + H2S → H2SO4 + 8HCl 2H2O + 2CuSO4 → 2Cu + 2H2SO4 + O2 6HNO3 + S → 2H2O + H2SO4 + 6NO2 Br2 + 2H2O + SO2 → H2SO4 + 2HB 4Br2 + 4H2O + H2S → H2SO4 + 8HBr Fe2(SO4)3 + 3H2O → 2Fe + 3H2SO4 + 3/2O2 H2O + SO3 → H2SO4

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chất phản ứng với NaOH đặc, nóng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các chất: SiO2, Cr(OH)3, CrO3, Zn(OH)2, NaHCO3, Al2O3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH( đặc, nóng) là:

Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 5

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình các phản ứng hóa học tao ra bazơ và axit. Làm thế nào để nhận biết được dung dịch axit và dung dịch bazơ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình các phản ứng hóa học tao ra bazơ và axit. Làm thế nào để nhận biết được dung dịch axit và dung dịch bazơ?


Đáp án:

Phương trình các phản ứng tạo ra bazơ và axit:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.

Na2O + H2O → 2NaOH.

SO3 + H2O → H2SO4.

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4.

* Nhận biết dung dịch axit:

- Quỳ tím hóa đỏ.

- Tác dụng với kim loại, muối cacbonat có khí bay lên.

* Nhận biết dung dịch bazơ:

- Quỳ tím hóa xanh.

- Phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng.

Xem đáp án và giải thích
Khí lò cốc là gì? So sánh thành phần và ứng dụng của khí lò cốc với khí thiên nhiên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khí lò cốc là gì? So sánh thành phần và ứng dụng của khí lò cốc với khí thiên nhiên.



Đáp án:

Khí lò cốc là khí sinh ra trong quá trình cốc hoá than đá.

- Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là , được dùng làm chất đốt trong đời sống và sản xuất công nghiệp, dùng làm nguyên liệu trong tổng hợp hữu cơ.

- Thành phần chủ yếu của khí lò cốc là  (60%) và CH4 (25%), còn lại là . Cũng như khí thiên nhiên, khí lò cốc đuợc dùng làm chất đốt trong sản xuất công nghiệp, ngoài ra còn dùng để tổng hợp 




Xem đáp án và giải thích
X là hexapeptit Ala–Gly–Ala–Val–Gly–Val; Y là tetrapeptit Gly–Ala–Gly–Glu Thủy phân m gam hỗn hợp gốm X và Y trong môi trường axit thu được 4 loại aminoaxit trong đó có 30 gam glixin và 28,48 gam alanin. Tìm m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

X là hexapeptit Ala–Gly–Ala–Val–Gly–Val;

Y là tetrapeptit Gly–Ala–Gly–Glu

Thủy phân m gam hỗn hợp gốm X và Y trong môi trường axit thu được 4 loại aminoaxit trong đó có 30 gam glixin và 28,48 gam alanin. Tìm m?


Đáp án:

Đặt nX = x; nY = y

thủy phân các peptit

X → 2 Gly + 2Ala + 2 Val

Y → 2 Gly + Ala + Glu

nGly = 2x + 2y = 30 / 75 = 0,4

nAla = 2x + y = 28,48 / 89 = 0,32

⇒ x = 0,12 ; y= 0,08

ta có: MX = 2MGly + 2MAla + 2MVVal - 5MH2O = 472

Tương tự có MY = 332

⇒ m = 472.0,12 + 332 . 0,08 = 83,2 g

Xem đáp án và giải thích
Có thể xảy ra phản ứng trong đó một axit yếu đẩy một axit mạnh ra khỏi dung dịch muối được không ? Vì sao? Cho thí dụ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có thể xảy ra phản ứng trong đó một axit yếu đẩy một axit mạnh ra khỏi dung dịch muối được không ? Vì sao? Cho thí dụ.



Đáp án:

Axit yếu có thể đẩy axit mạnh ra khỏi dung dịch muối nếu phản ứng trao đổi tạo ra muối rất ít tan, tách khỏi dung dịch dưới dạng kết tủa. Thí dụ:




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…