Một nguyên tử có 17 electron. Số phân lớp electron của nguyên tử này là bao nhiêu?
17 electron sẽ phân bố trên các lớp là 2/8/7.
Vậy số phân lớp là 5.
Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và sắt, dung dịch axit clohiđric HCl và axit sunfuric H2SO4 loãng. Hãy viết các phương trình hóa học có thể điều chế hiđro. Cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào?
- Phương trình hóa học có thể điều chế hiđro:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑
Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2 ↑
Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2 ↑
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
- Cả 4 phản ứng trên thuộc loại phản ứng thế.
Hãy cho biết người ta lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trong các trường hợp sau:
a) Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).
b) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.
c) Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong sản xuất xi măng)
a) Dùng không khí nén có nồng độ oxi cao và không khí đã nóng sẵn thổi vào lò cao nên tốc độ phản ứng tăng.
b) Lợi dụng yếu tố nhiệt độ (tăng nhiệt độ)
c) Lợi dụng yếu tố diện tích tiếp xúc (tăng diện tích tiếp xúc của nguyên liệu)
Hỗn hợp M gồm 3 este đơn chức X, Y, Z (X và Y là đồng phân của nhau, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 5,3 gam M thu được 6,272 lít CO2 (đktc) và 3,06 gam H2O. Mặt khác, khi cho 5,3 gam M tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thấy khối lượng NaOH phản ứng hết 2,8 gam, thu được ancol T, chất tan hữu cơ no Q cho phản ứng tráng gương và m gam hỗn hợp 2 muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Cho các chất CaO, CuO, Na2O, SO3, H2O, CO, CO2, H2SO4, NaOH, MgCl2, FeSO4. Hãy cho biết những chất nào tác dụng được với nhau từng đôi một. Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra?
Các PTHH của các phản ứng xảy ra:
CaO + SO2 → CaSO3
CaO + H2O → Ca(OH)2
CaO + CO2 → CaCO3
CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
CuO + CO → Cu + CO2
CO2 + NaOH → NaHCO3
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
2NaOH + MgCl2 → 2NaCl + Mg(OH)2
2NaOH + FeSO4 → Na2SO4 + Fe(OH)2
Trong giờ thực hành hóa học, học sinh A cho 32,5 gam kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng, trong khí đó học sinh B cho 32,5 gam sắt cũng vào dung dịch H2SO4 loãng như ở trên. Hãy cho biết học sinh A hay học sinh B thu được nhiều khí hiđro (đo ở đktc) hơn?
Học sinh A:
Số mol Zn là: nZn = 0,5 mol
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑
0,5 → 0,5 (mol)
Thể tích khí thu được là: VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.0,5 = 11,2 lít
Học sinh B:
Số mol Fe là: nFe = 0,58 mol
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
0,58 → 0,58 (mol)
Thể tích khí thu được là: VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.0,58 = 12,99 lít.
Vậy học sinh B thu được nhiều khí hiđro hơn.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet