Có hai bình riêng biệt hai khí oxi và ozon. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt hai khí đó.
Dẫn lần lượt hai khí vào 2 dung dịch KI (chứa sẵn một ít tinh bột) nếu dung dịch có màu xanh xuất hiện thì khí dẫn là ozon.
2KI + O3 + H2O → I2 + O2 + KOH
I2 + hồ tinh bột → xanh
Khí còn lại không làm đổi màu là oxi.
Nhận biết các chất sau:CH3CH2CH2 – OH, CH3CH2COOCH3, HCOOH, CH3 – CH2 – COOH.
- Cho quỳ tím lần lượt vào 4 mẫu thử:
+ Nhóm 1: 2 mẫu làm quỳ tím hóa đỏ là CH3 – CH2 – COOH và HCOOH
+ Nhóm 2: 2 mẫu không làm đổi màu quỳ tím là CH3CH2CH2OH và CH3CH2COOCH3
- Cho Na vào 2 mẫu ở nhóm 2
+ Mẫu có hiện tượng sủi bọt khí là CH3CH2CH2OH
+ Còn lại là CH3CH2COOCH3
CH3 – CH2 – CH2 – OH + Na → CH3 – CH2 – CH2 – ONa + 1/2 H2
- Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào 2 mẫu nhóm 1:
+ Mẫu nào có hiện tượng bạc kết tủa là HCOOH
+ Còn lại là CH3 – CH2 – COOH
HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 2NH4NO3 + 2Ag
Este X có công thức phân tử C2H4O2. Đun nóng 9,0g X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là:
Câu A. 12,3
Câu B. 8,2
Câu C. 15,0
Câu D. 10,2
Những bức tranh cổ thường được vẽ bằng bột “trắng chì” có công thức là Pb(OH)2.PbCO3, lâu ngày thường bị xám đen. Để phục hồi những bức tranh đó người ta phun lên bức tranh nước oxi già H2O2, bức tranh sẽ trắng trở lại. Viết phương trình hoá học của phản ứng để giải thích việc làm trên.
Pb(OH)2.PbCO3 lâu ngày tác dụng dần với khí H2S cò trong không khí tạo ra PbS màu đen :
Pb(OH)2 + H2S →PbS↓+ 2H2O
Phun dung dịch H2O2 sẽ làm cho PbS chuyển thành PbSO4 màu trắng :
PbS + 4H2O2 → PbSO4↓ + 4H2O.
Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Tìm khối lượng kết tủa thu được?
Số mol Fe2O3 là nFe2O3 = 16/160 = 0,1 (mol)
Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
0,1 (mol) 0,3 (mol)
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
0,3 (mol) 0,3 (mol)
Khối lượng kết tủa là m = 0,3. 100 = 30(g)
Theo sơ đồ nguyên tử của 4 nguyên tố trong bài 5.2, hãy chỉ ra:
a) Nguyên tử những nguyên tố nào có cùng số lớp electron (mấy lớp).
b) Nguyên tử những nguyên tố nào có cùng số electron lớp ngoài cùng (mấy electron).
a) Nguyên tử của nguyên tố Beri và Bo có cùng số lớp electron (2 lớp electron)
Nguyên tử của nguyên tố Magie và Photpho có cùng số lớp eletron (3 lớp electron).
b) Nguyên tử của nguyên tố Beri và Magie có cùng số electron lớp ngoài cùng (2 electron lớp ngoài cùng).
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB