Bài tập biện luận công thức este dựa vào tính chất hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Este X được tạo bởi từ một axit cacboxylic hai chức và hai ancol đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn X luôn thu được CO2 có số mol bằng với số mol O2 đã phản ứng. Thực hiện sơ đồ phản ứng sau (đúng với tỉ lệ mol các chất). (1) X + 2H2 ----to, Ni---> Y . (2) X + 2NaOH ---to---> Z + X1 + X2; Biết rằng X1 và X2 thuộc cùng dãy đồng đẳng và khi đun nóng X1 với H2SO4 đặc ở 170 oC không thu được anken. Nhận định nào sau đây là sai?


Đáp án:
  • Câu A. X, Y đều có mạch không phân nhánh.

  • Câu B. Z có công thức phân tử là C4H2O4Na2. Đáp án đúng

  • Câu C. X2 là ancol etylic.

  • Câu D. X có công thức phân tử là C7H8O4.

Giải thích:

Chọn B - X là este thuần chức có hai nhóm chứa vậy X có dạng CxHyO4 - Khi đốt este X thì số mol CO2 bằng số mol O2 phản ứng thì este X có dạng Cx(H2O)m - X là este hai chức và phản ứng với H2 theo tỉ lệ 1 : 2 nên X có k = 4. - Xét hỗn hợp ancol ta có: + X1 tách nước ở 170 oC không thu được anken nên X1 là CH3OH. + X1 và X2 là đồng đẳng của nhau nên X1 và X2 lần lượt là CH3OH và C2H5OH. → Từ tất các dữ kiện trên ta được este X là: CH3OOC-C≡C-COOC2H5; - Phương trình phản ứng: CH3OOC-C≡C-COOC2H5 (X) + 2NaOH → NaOOC-C≡C-COONa + CH3OH (X1) + C2H5OH (X2) ; CH3OOC-C≡C-COOC2H5 + 2H2 ----to---> CH3OOC-CH2-CH2-COOC2H5 (Y)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

a. Tính thể tích nước brom 3% (D=1,3g/ml) cần để điều chế 4,4 gam tribromanilin. b. Tính khối lượng anilin có trong dung dịch A biết rằng khi cho tác dụng vào nước brom thì thu được 6,6 gam kết tủa trắng. Giả sử hiệu suất của cả hai trường hợp là 100%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a. Tính thể tích nước brom 3% (D=1,3g/ml) cần để điều chế 4,4 gam tribromanilin.

b. Tính khối lượng anilin có trong dung dịch A biết rằng khi cho tác dụng vào nước brom thì thu được 6,6 gam kết tủa trắng. Giả sử hiệu suất của cả hai trường hợp là 100%.


Đáp án:

a. Số mol C6H2Br3NH3 là 4,4/330

Theo pt n(Br2) = 3. n(C6H2Br3NH3) = 3. 4,4/330

Khối lượng Br2 là m(Br2) = 3. 4,4/330 . 160 = 6,4 (g)

Khối lượng dung dịch Br2 (3%) là m(ddBr2) = 640/3 g

Thể tích dung dịch Br2 cần dùng V(ddBr2) = m/D = 640/[3.1,3] = 164,1 (ml)

b. C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2 + 3HBr

số mol kết tủa là n(C6H2Br3NH2) = 6,6/330 = 0,02(mol)

theo pt n(C6H5NH2) = n(C6H2Br3NH2) = 0,02 (mol)

khối lượng aniline có trong dung dịch A là m(C6H5NH2) = 93. 0,02 = 1,86(g)

Xem đáp án và giải thích
Phân bón hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Các nhận xét sau: (1). Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất chua (2). Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng %P (3). Thành phần chính của supephotphat kép Ca(H2PO4)2.CaSO4 (4). Muốn tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây người ta dùng loại phân bón chứa K (5). Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa: K2CO3 (6). Công thức hóa học của amophot, một loại phân bón phức hợp là: (NH4)2HPO4 và NH4H2PO4 Số nhận xét không đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 3

  • Câu C. 2

  • Câu D. 1

Xem đáp án và giải thích
Ngâm một lá kẽm trong 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Giả sử toàn bộ lượng kim loại Ag sinh ra đều bám hết vào lá kẽm. Khi phản ứng kết thúc, nhấc lá kẽm ra, làm khô, khối lượng lá kẽm tăng thêm
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm một lá kẽm trong 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Giả sử toàn bộ lượng kim loại Ag sinh ra đều bám hết vào lá kẽm. Khi phản ứng kết thúc, nhấc lá kẽm ra, làm khô, khối lượng lá kẽm tăng thêm


Đáp án:

Ta có:

Zn + 2Ag+ → 2Ag + Zn2+

0,01 ← 0,01 0,01 0,01

Khối lượng Zn tăng thêm là: m = 0,01 x 108 - 0,05 x 65 = 0,755 gam

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp E chứa hai chất hữu cơ đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác gồm este X (CnH2n–2O2) và este Y (CmH2m–4O4), trong đó số mol của X lớn hơn số mol của Y. Đốt cháy hết 16,64 gam E với oxi vừa đủ, thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 0,2. Mặt khác đun nóng 16,64 gam với dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp hợp chứa 2 muối; trong đó có a gam muối A và b gam muối B. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 6,76 gam. Giá trị của a: b?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp E chứa hai chất hữu cơ đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác gồm este X (CnH2n–2O2) và este Y (CmH2m–4O4), trong đó số mol của X lớn hơn số mol của Y. Đốt cháy hết 16,64 gam E với oxi vừa đủ, thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 0,2. Mặt khác đun nóng 16,64 gam với dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp hợp chứa 2 muối; trong đó có a gam muối A và b gam muối B. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 6,76 gam. Giá trị của a: b?


Đáp án:

X có dạng CnH2n-2O2 và Y có dạng CmH2m-4O4, lại cho 2 ancol đồng đẳng kế tiếp

→ 2 ancol no, đơn chức, mạch hở.

Ta có: x = y + 0,2 → x – y = 0,2 = nX + 2nY → n2 ancol = 0,2mol

Gọi ancol là ROH (0,2 mol) → nH2 = 0,1 → mbình tăng = mancol – mH2

→ 6,76 = 0,2. (R + 17) – 0,2 → R = 17,8

→ 2 ancol CH3OH (z mol) và C2H5OH (t mol)

→ z + t = 0,2 và 32z + 46t – 0,2 = 6,76 → z = 0,16 và t = 0,04

Do nX > nY , ta xét 2 trường hợp sau:

TH1: X tạo bởi CH3OH và Y tạo bởi C2H5OH

Quy đổi hỗn hợp thành C4H6O2 (0,16 mol); C8H12O4(0,04 mol); CH2 (x mol)

Có mhỗn hợp = 16,64 → x < 0 (loại)

TH2: X tạo bởi CH3OH và Y tạo bởi cả 2 ancol.

Quy đổi hỗn hợp thành C4H6O2 (0,12 mol); C7H10O4(0,04 mol); CH2 (x mol)

(do chia mất CH3OH vào 2 ancol)

Có mhỗn hợp = 16,64 → x = 0

→ X là C2H3COOCH3 (0,12 mol) và Y là CH3OOC-C2H2-COOC2H5 (0,04 mol)

→ muối thu được là C2H3COONa (0,12 mol) và C2H2(COONa)2 (0,04 mol)

→ mC2H3COONa = 11,28 và mC2H2(COONa)2 = 6,4

(nhận thấy các đáp án. a:b đều > 1)

→ a = mC2H3COONa = 11,28 và b = mC2H2(COONa)2 = 6,4

→ a: b = 11,28/6,4 = 1,7625

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu ví dụ về phản ứng phân hủy tạo ra: a) hai đơn chất. b) hai hợp chất. c) một đơn chất và một hợp chất.. Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa-khử hay không? Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu ví dụ về phản ứng phân hủy tạo ra:

a) hai đơn chất.

b) hai hợp chất.

c) một đơn chất và một hợp chất..

Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa-khử hay không? Giải thích.


Đáp án:

Phản ứng phân hủy

a) Hai đơn chất: 2HgO→ 2Hg + O2 ;    H2S →H2 + S

b) Hai hợp chất: Cu(OH)2 → CuO+ H2O    CaCO3→ CaO + CO2

c) Một đơn chất và một hợp chất: 2KClO3 → 2KCl + 3O2

2KNO3 → 2KNO2 + O2

Ở a) và c) là phản ứng oxi hóa khử vì số oxi hóa của các nguyên tố thay đổi;

Ở b) không phải phản ứng oxi hóa khử vì số oxi hóa không thay đổi.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…