Tổng số hạt proton, notron, electron của nguyên tử một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28.
a) Tính nguyên tử khối.
b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.
a)Tính nguyên tử khối.
Gọi tổng số hạt p là Z, tổng số hạt n là N, tổng số hạt e là E, ta có: Z + N + E = 28
Vì Z = E nên suy ra: 2Z + N = 28.(1)
Các nguyên tử có Z < 83. Mặt khác
→ Z ≤ N ≤ 1,5Z
Từ (1) ⇒ Z < 28 - 2Z < 1,5Z
⇔ 3Z ≤ 28 ≤ 3,5Z → 8 ≤ Z ≤ 9,33
Z nguyên dương nên chọn Z = 8 và 9.
A = Z + N
Z | 8 | 9 |
N | 12 | 10 |
Nếu Z = 8 → A = 20 (loại vì nguyên tố có Z = 8 thì A = 16).
Nếu Z = 9 → A = 19 chấp nhận vì nguyên tố có Z = 9 thì A = 19.
b) Nguyên tố thuộc nhóm VIIA nên có 7e lớp ngoài cùng:
Cấu hình electron: 1s22s22p5.
Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất?
b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm hầu hết những phi kim điển hình?
e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
a) Cs(xesi) là kim loại mạnh nhất. F là phi kim mạnh nhất.
b) Các kim loại được phân bố ở khu vực bên trái trong bảng tuần hoàn.
c) Các phi kim được phân bố ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.
d) IA gồm những kim loại mạnh nhất. Nhóm VIIA gồm những phi kim mạnh nhất.
e) Các khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.
Tiến hành bốn thí nghiệm sau :
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá học là:
Câu A. 2
Câu B. 1
Câu C. 4
Câu D. 3
Hai chất hữu cơ X và Y, thành phần nguyên tố đều gồm C, H, O, có cùng số nguyên tử cacbon (MX < MY). Khi đốt cháy hoàn mỗi chất trong oxi dư đều thu được số mol H2O bằng số mol CO2. Cho 0,1 mol hỗn hợp gồm X và Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 28,08 gam Ag. Thành phần phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là %?
nAg = 0,26
2nX < nAg < 4nX ⇒ Trong X có HCHO. Mà X và Y có cùng số nguyên tử C, đốt cháy X và Y đều cho nCO2 = nH2O ⇒ Y là HCOOH
Gọi nHCHO = x mol; nHCOOH = y mol
⇒ x + y = 0,1 mol;
4x + 2y = 0,26
⇒ x = 0,03; y = 0,07
%mX = [0,03.30]/[0,03.30 + 0,07.46] = 21,8%
Hỗn hợp m gam gồm glucozo và Fructozo tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 / NH3 tạo ra 4,32 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 0,8 gam Br2 trong dung dịch nước. Hãy tính số mol của fructozo trong hỗn hợp ban đầu.
Phản ứng: C6H12O6 + Ag2O -AgNO3/NH3, to→ C6H12O7 + 2Ag
Ta có: nAg = 4,32/108 = 0,04(mol)
CH2OH(CHOH)4CHO + Br2 + H2O → CH2OH(CHOH)4COOH + 2HBr
⇒ nglucozo = nBr2 = 0,8/160 = 0,005(mol)
nfructozo = (0,04/2) - 0,005 = 0,015 (mol)
Hãy sắp xếp các axit trong các dãy sau theo thứ tự tăng dần lực axit:
a) CH3COOH, Cl3CCOOH, Cl2CHCOOH, ClCH2COOH
b) ClCH2CH2COOH, CH3CH(Cl)CH2COOH ,CH3CH2CH(Cl)COOH, CH3CH2CH2COOH
Lực axit theo thứ tự tăng dần trái từ qua phải.
a) CH3 COOH < ClCH2-COOH < Cl2CH-COOH < Cl3C-COOH
b) CH3 (CH2)2COOH < Cl(CH2)3COOH < CH3 CHClCOOH < CH3 CH2CHClCOOH
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet