Trong hợp kim Al – Ni cứ 10 mol Al thì có 1 mol Ni. Phần trăm khối lượng của hợp kim này là phương án nào sau đây.
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong hợp kim Al – Ni cứ 10 mol Al thì có 1 mol Ni. Phần trăm khối lượng của hợp kim này là phương án nào sau đây.


Đáp án:
  • Câu A. 81% Al và 19% Ni. Đáp án đúng

  • Câu B. 82% Al và 18% Ni.

  • Câu C. 83% Al và 17% Ni.

  • Câu D. 84% Al và 16% Ni.

Giải thích:

Đáp án B.

Khối lượng Al là mAl = 27 x 10 = 270 (g)

Khối lượng Ni là mNi= 59 . 1 = 59 (g)

Khối lượng hỗn hợp mhh = mAl + mNi = 270 + 59 = 329 (g)

Thành phần % theo khối lượng

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán khối lượng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 17,64 gam axit glutamic vào 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị m là.

Đáp án:
  • Câu A. 22,04 gam

  • Câu B. 19,10 gam

  • Câu C. 23,48 gam

  • Câu D. 25,64 gam

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp A gồm một axit đa chức X và một hợp chất hữu cơ tạp chức Y đều có thành phần chứa các nguyên tử C, H, O. Tiến hành ba thí nghiệm với m gam hỗn hợp A TN1: phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong NH3 thu được 43,2 gam Ag. TN2: phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KHCO3 2M. TN3: phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 4M, thu được 1 ancol duy nhất Z và hỗn hợp T gồm hai muối. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 9 gam, đồng thời thu được 2,24 lít khí H2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T bằng lượng O2 vừa đủ thu được 8,96 lít CO2, nước và muối cacbonat. Biết các khí đo ở điều kiệu tiêu chuẩn, phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp A?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp A gồm một axit đa chức X và một hợp chất hữu cơ tạp chức Y đều có thành phần chứa các nguyên tử C, H, O. Tiến hành ba thí nghiệm với m gam hỗn hợp A

TN1: phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong NH3 thu được 43,2 gam Ag.

TN2: phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KHCO3 2M.

TN3: phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 4M, thu được 1 ancol duy nhất Z và hỗn hợp T gồm hai muối. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 9 gam, đồng thời thu được 2,24 lít khí H2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T bằng lượng O2 vừa đủ thu được 8,96 lít CO2, nước và muối cacbonat.

Biết các khí đo ở điều kiệu tiêu chuẩn, phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp A?


Đáp án:

TN1 → nCHO = 0,5. nAg = 0,2 mol

TN2 → nHCO3 = nCOOH = 0,2 mol

TN3 → nCOO = nKOH = 0,4 mol > nCOOH

→ chứng tỏ Y chứa nhóm COO: 0,2 mol, CHO: 0,2 mol.

Bảo toàn nguyên tố K → nK2CO3 = 0,5nKOH = 0,2 mol

Có ∑ nC (muối) = nCO2 + nK2CO3 = 0,6 mol = nCOOH + nCHO + nCOO

Y tạp chức → chứng tỏ X là (COOH)2: 0,1 mol và Y là HOC-COOR': 0,2 mol

Ancol Z + Na → muối + H2

→ mancol = mbình tăng + mH2 = 9,2 gam và nOH- = 2nH2 = 0,2 mol

Z là ancol đơn chức → Mancol = 9,2/0,2 = 46 (C2H5OH )

→ Y là HOC-COOC2H5

%Y = 69,38%

Xem đáp án và giải thích
Cho 20,3 gam Gly-Ala-Gly vào 500 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 20,3 gam Gly-Ala-Gly vào 500 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là


Đáp án:

n Gly-Ala-Gly = 20,3:203= 0,1 mol

Gly-Ala-Gly + 3KOH → muối + H2O

nKOH = 3nGly-Ala-Gly = 0,1.3=0,3 mol <0,5 => NaOH vẫn còn dư

Bảo toàn khối lượng: 20,3 + 0,5.40 - 0,1.18 = 38,5gam

Xem đáp án và giải thích
Cho 6,84 gam hỗn hợp saccarozo và mantozo tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 1,08 gam Ag. Xác định số mol của mantozo trong hỗn hợp đầu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6,84 gam hỗn hợp saccarozo và mantozo tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 1,08 gam Ag. Xác định số mol của mantozo trong hỗn hợp đầu?


Đáp án:

Chỉ có mantozo tham gia phản ứng tráng gương.

C12H22O11 (0,005) + Ag2O -AgNO3/NH3→ C12H22O12 + 2Ag (0,01) (∗)

Từ (∗) ⇒ nmantozo = 0,005 mol

⇒ nsaccarozo = (6,84/342) – 0,005 = 0,015 mol

Xem đáp án và giải thích
Trong phòng thí nghiệm người ta đã dùng cacbon oxit CO để khử 0,2 mol Fe3O4 và dùng khí hiđro để khử 0,2 mol Fe2O3 ở nhiệt đô cao. a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra. b) Tính số lít khí ở đktc CO và H2 cần dùng cho mỗi phản ứng. c) Tính số gam sắt thu được ở mỗi phản ứng hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Trong phòng thí nghiệm người ta đã dùng cacbon oxit CO để khử 0,2 mol Fe3O4 và dùng khí hiđro để khử 0,2 mol Fe2O3 ở nhiệt độ cao.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.

b) Tính số lít khí ở đktc CO và H2 cần dùng cho mỗi phản ứng.

c) Tính số gam sắt thu được ở mỗi phản ứng hóa học.


Đáp án:

a) Phương trình hóa học của các phản ứng:

4CO + Fe3O4 → 3Fe + 4 CO2 (1).

3H2 + Fe2O3 → 2Fe + 3H2O (2).

b)Theo phương trình phản ứng trên ta có:

Muốn khử 1 mol Fe3O4 cần 4 mol CO.

Muốn khử 0,2 mol Fe3O4 cần x mol CO.

x= 0,2.4 = 0,8 mol CO.

VCO = 0,8 .22,4 = 17,92 lít.

Muốn khử 1 mol Fe2O3 cần 3 mol H2.

Muốn khử 0,2 mol Fe2O3 cần y mol H2.

y = 0,2 .3 = 0,6 mol.

VH2= 0,6 .22,4 = 13,44l.

c) Ở phản ứng (1) khử 1 mol Fe3O4 được 3 mol Fe.

Vậy khử 0,2 mol Fe3O4 được 0,6 mol Fe.

mFe = 0,6 .56 = 33,6g Fe.

Ở phản ứng (2) khử 1 mol Fe2O3 được 2 mol Fe.

Vậy khử 0,2 mol Fe2O3 được 0,4 mol Fe.

mFe = 0,4 .56 = 22,4g Fe.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…