Khi đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon ở thể khí (điều kiện thường) thì thấy thể tích các khí tạo thành sau phản ứng đúng bằng thể tích các khí tham gia phản ứng (ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Hãy cho biết hidrocacbon đó có thể nhận các công thức phân tử như thế nào?
Hidrocacbon khí ở điều kiện thường nên 1 ≤ x ≤ 4 và 0 ≤ y ≤ 2x+2
Xét 1 mol CxHy
CxHy + (x + y/4)O2 ---> xCO2 + y/2H2O
1 x + y/4 x y/2
Theo đề ta có: 1 + x + y/4 = x + y/2 => y =4
Công thức phân tử của hidrocacbon có thể là CH4, C2H4, C3H4, C4H4.
Phản ứng hóa học xảy ra trong pin điện hóa :
2Au3+ + 3Ni → 2Au + 3Ni2+
Eo của pin điện hóa là bao nhiêu?
Eopin = EoAu3+/Au - EoNi2+/Ni = 1,5 – (-0,26) = 1,76 V
Giải thích tại sao dung dịch HCl trong nước dẫn điện, còn dung dịch HCl trong benzen không dẫn điện.
Dung dịch HCl trong nước chứa các ion H+ và Cl- (do sự phân li của các phân tử HCl) chuyển động tự do, nên dẫn điện.
Dung dịch HCl trong benzen không chứa các ion, vì các phân tử HCl trong dung môi này không phân li ra ion được, nên không dẫn điện.
Để phân biệt dung dịch glucozơ và dung dịch fructozơ người ta không thể dùng phản ứng tráng bạc mà dùng nước brom. Hãy giải thích vì sao và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Glucozơ có chức anđehit nên có phản ứng tráng bạc.
Fructozơ không có chức anđehit nhưng trong môi trường bazơ, fructozơ chuyển thành glucozơ nên cũng cho phản ứng tráng bạc.
Dung dịch glucozơ làm mất màu nước brom :
C5H11O5CHO + Br2 + H2O → C5H11O5COOH + 2HBr
Fructozơ không làm mất màu nước brom.
Read more: https://sachbaitap.com/bai-29-trang-12-sach-bai-tap-sbt-hoa-hoc-12-c18a3873.html#ixzz7SrM8b8Wa
Hãy chỉ ra từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, từ nào chỉ vật thể nhân tạo, từ nào chỉ chất trong các câu sau đây.
- Chậu có thể làm bằng nhôm hay chất dẻo.
- Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong thân cây (gỗ, tre, nứa,...).
Vật thể tự nhiên : thân cây
Vật thể nhân tạo : Chậu
Chất : Nhôm, chất dẻo, xenlulozo.
Người ta điều chế 24 gam đồng bằng cách dùng H2 khử CuO. Tính khối lượng CuO bị khử
nCu = 0,375 mol
H2 + CuO --t0--> Cu + H2O
0,375 ← 0,375 (mol)
Khối lượng CuO bị khử là:
mCuO = nCuO.MCuO = 0,375.(64+16) = 30 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet