Cho 7,80 gam bột Mg vào dung dịch hỗn hợp KNO3 và H2SO4, đun nhẹ, trong điều kiện thích hợp, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A chứa m gam muối; 2,688 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và còn lại 0,64 gam chất rắn không tan. Biết tỉ khối hơi của B đối với H2 là 11,5. Giá trị của m là:
Giải
Ta có: nMg = 7,8 : 24 = 0,325 mol
nB = 2,688 : 22,4 = 0,12 mol; MB = 23
→ 2 khí tạo ra là H2 và NO
Sử dụng PP đường chéo → nH2 = 0,03 mol và nNO = 0,09 mol
Vì tạo ra khí H2 nên NO3- hết.
BT e ta có: 2nMg = 8nNH4+ + 3nNO + 2nH2
→ nNH4+ = (2.0,325 – 3.0,09 – 2.0,03) : 8 = 0,04 mol
Dung dịch muối A gồm: Mg2+ : 0,325 mol
BTNT N → nK+ = 0,09 + 0,04 = 0,13 mol
BTĐT ta có: nSO42- : a mol
2.0,325 + 0,04 + 0,13 = 2a => a = 0,41 mol
BTKL : m rắn = 24.0,325 + 39.0,13 + 18.0,04 + 96.0,41 = 52,95g
Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì sẽ điều chế được bao nhiêu tấn xenlulozơ trinitrat
[C6H7O2(OH)3]n → [C6H7O2(ONO2)3]n
162n → 297n (tấn)
m[C6H7O2(ONO2)3]n = 2 . 297n/162n : 60% = 2,2 tấn
Chứng minh rằng brom có tính oxi hóa yếu hơn clo và mạnh hơn iot.
Phương trình phản ứng chứng minh:
Brom có tính oxi hóa yếu hơn clo: Cl2 + 2NaBr -> 2NaCl + Br2
Brom có tính oxi hóa mạnh hơn iot: Br2 + 2NaI -> 2NaBr + I2
Viết công thức phân tử của những chất, trong đó S lần lượt có số oxi hóa -2, 0, +4, +6.
Công thức phân tử của những chất trong đó S có số oxi hóa -2, 0, +4, +6 lần lượt là : H2S, S, SO2, SO3.
Nhôm cháy trong oxi tạo ra nhôm oxit Al2O3. Khi đốt cháy 54 gam nhôm trong oxi dư thì tạo ra số mol Al2O3 là bao nhiêu?
nAl = 2 mol
4Al + 3O2 --t0--> 2Al2O3
2 →1 (mol)
Vậy nAl2O3 = 1mol.
Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau:
HCOOH,CH3COOH, HCOOC2H5, CH3COOCH3, C2H3COOH
Trích mỗi dung dịch 1 ít làm mẫu thử.
- Cho quỳ tím lần lượt vào các chất thử trên:
+ Các mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là: HCOOH, CH3COOH, C2H3COOH (nhóm 1)
+ Các mẫu thử còn lại không có hiện tượng gì (nhóm 2)
- Cho dung dịch nước brom lần lượt vào các mẫu thử ở nhóm 1.
+ Mẫu thử làm mất màu nước brom là C2H3COOH.
CH2=CH-COOH + Br2 → CH2Br-CHBr-COOH
- Cho dung dịch AgNO3/NH3 lần lượt vào 2 mẫu thử còn lại và đun nóng nhẹ.
+ Mẫu thử tạo kết tủa bạc là HCOOH.
HCOOH + 2[Ag(NH3)2]OH → (NH4)2CO3 + 2Ag + 2NH3 + H2O
+ Mẫu thử không có hiện tượng gì là: CH3COOH
- Cho dung dịch AgNO3/NH3 lần lượt vào 2 mẫu thử ở nhóm 2 và đun nóng nhẹ.
+ Mẫu thử tạo kết tủa trắng bạc là HCOOCH3
HCOOCH3 + 2[Ag(NH3)2]OH → NH4OOCOCH3 + 2Ag + 2NH3 + H2O
+ Còn lại là HCOOCH3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet