Amin có cấu tạo CH3CH2CHNH2CH3 là amin:
Câu A. bậc 3
Câu B. bậc 2
Câu C. bậc 1 Đáp án đúng
Câu D. bậc 4
Bậc của amin bằng số nhóm thế gắn trực tiếp vào nguyên tử Nito
Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao.
a) Tính số gam sắt và oxi cần dùng để điều chế được 2,32g oxi sắt từ?
b) Tính số gam kali pemanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên, biết rằng khi nung nóng 2 mol KMnO4 thì thu được 1 mol O2.
a) Phương trình hóa học của phản ứng:
3Fe + 2O2 → Fe3O4.
nFe3O4 = 0,01 mol.
nFe = 3.nFe3O4 = 0,01 .3 = 0,03 mol.
nO2 = 2.nFe3O4 = 0,01 .2 = 0,02 mol.
mFe = 0,03.56 = 1,68g.
mO2 = 0,02.32 = 0,64g.
b) Phương trình phản ứng nhiệt phân KMnO4:
2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
nKMnO4 = 2.nO2 = 0,02.2 = 0,04 mol.
mKMnO4 = 0,04 .158 = 6,32g.
Cho phản ứng:
...Cr + ...Sn2+ → Cr3+ + ...Sn
a. Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của ion Cr3+ sẽ là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 6
b. Pin điện hóa Cr-Cu trong quá trình phóng điện xảy ra phản ứng:
2Cr (r) + 3Cu2+(dd) → 2Cr3+ (dd) + 3Cu (r)
Suất điện động chuẩn của pin điện hóa là:
A. 0,04 V
B. 1,08 V
C. 1,25 V
D. 2,50 V.
a. Đáp án B.
2Cr + 3Sn2+ → 2Cr3+ + 3Sn
b. Đáp án B
Epin = Eo(Cu2+/Cu) – Eo(Cr3+/Cr) = 0,34 – (0,74) = 1,08V
Trong tự nhiên, kali có 3 đồng vị : 1939K (x1
= 93,258%) ; 1940K (x2%) ; 1941K (x3%). Biết nguyên tử khối trung bình của kali là 39,13. Giá trị của x2 và x3 là gì?
x1 + x2 = 100 – 93,258 = 6,742 (1)
Ta có: (39.93,258 + 40.x1 + 41.x2)/100 = 63,546 ⇒ 40x1 + 41x2 = 275,938 (2)
Từ (1)(2) ⇒ x1 = 0,484 ; x2 = 6,258
Tổng số miligam KOH để trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng hóa hết lượng este trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số xà phòng hóa của chất béo. Tính chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7 chứa tristearoylglixerol còn lẫn một lượng axit stearic.
Chỉ số axit của mẫu chất béo tristearoylglixerol trên là 7. Nghĩa là cần 7mg KOH (= 0,007g KOH) trung hòa axit tự do trong 1 g chất béo
⇒ nKOH = 0,007/56 = 0,125.10-3 mol
⇒ naxit stearic = nKOH = 0,125.10-3 mol
(axit stearic: C17H35COOH) ⇒ maxit stearic = 0,125.10-3. 284 = 35,5.10-3g
⇒ Lượng tristearoylglixerol (C17H35COO)3C3H5 có trong 1g chất béo là: 1- 35,5.10-3 = 0,9645 g
n(C17H35COO)3C3H5 =0,9645/890 = 1,0837.10-3 mol
Phương trình hóa học
(C17H35COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H35COOK + C3H5(OH)3
⇒ nKOH = 3. n(C17H35COO)3C3H5 = 3. 1,0837.10-3 = 3,2511.10-3 mol
Số g KOH tham gia xà phòng hóa = 3,2511.10-3. 56 ≈ 182.10-3g = 182mg
Thuỷ phân hỗn hợp gồm 34,2 gam saccarozơ và 68,4 gam mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau phản ứng số mol Ag thu được là
nSac = 0,1 mol; nMan = 0,2 mol;
Phản ứng thủy phân:
Saccarozơ → glucozơ + fructozơ
Mantozơ → 2 glucozơ
H = 75% ⇒ dd X gồm: nglu = (nsac + 2nman). 0,75 = 0,375 mol;
nfruc = nsac. 0,75 = 0,075mol;
nman = 0,05 mol;
nsac = 0,025 mol
nAg = 2(nglu + nman + nfruc) = 1 mol
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet