Nguyên tử A có tổng số hạt mang điện và hạt không mang điện là 28, trong đó số hạt mang điện gấp 1,8 lần số hạt không mang điện.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử A có tổng số hạt mang điện và hạt không mang điện là 28, trong đó số hạt mang điện gấp 1,8 lần số hạt không mang điện. Tìm A?


Đáp án:

Gọi số hạt proton, nơtron và electron có trong nguyên tử A lần lượt là p, n và e.

Mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e.

Theo bài ra có: (p + e) + n = 28 & (p + e) = 1,8n & p = e

=> 2p + n = 28 & 2p -1,8n =0 (*)

Bấm máy tính giải hệ phương trình (*) hoặc (lấy phương trình trên trừ phương trình dưới) ta được: n = 10 và p = 9.

Vậy A là flo (F) vì nguyên tử F có 9 proton trong hạt nhân.

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nguyên tử kim loại và tinh thể kim loại có cấu tạo như thế nào ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Nguyên tử kim loại và tinh thể kim loại có cấu tạo như thế nào ?


Đáp án:

- Cấu tạo của nguyên tử kim loại.

+ Có số electron hóa trị ít.

+ Trong cùng một chu kì các nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với nguyên tố phi kim trong cùng chu kì.

- Cấu tạo tinh thể kim loại.

+ Kim loại có cấu tạo tinh thể, tinh thể kim loại có cấu tạo mạng.

+ Có 3 loại kiểu mạng tinh thể phổ biến là : Mạng tinh thể luc phương , mạng tinh thể lập phương tâm diện , mạng tinh thể lập phương tâm khối.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?


Đáp án:

Giải

Z gồm CO dư và CO2

nZ = nCO ban đầu = 0,06 mol 

M = 36 Dùng PP đường chéo → nCO2 = nCO = 0,03 → nO bị lấy đi = 0,03 

Trong X có m kim loại = 0,75m và mO = 0,25m

→ nO = 0,25m/16

→ Trong Y có m kim loại = 0,75m và nO = 0,25m/16 - 0,03 

nNO3- = ne = 3nNO + 2nO = 0,12 + 0,25m/8 - 0,06 = 0,06 + 0,25m/8

 m muối = m kim loại + mNO3-

→ 3,08m = 0,75m + 62.(0,06 + 0,25m/8)

→ m = 9,477 gam

Xem đáp án và giải thích
Trình bày kết quả của thí nghiệm điều chế khí oxi, thu khí oxi và đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày kết quả của thí nghiệm điều chế khí oxi, thu khí oxi và đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi.


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Đun nóng KMnO4.

Chất rắn trong ống nghiệm chuyển dần thành màu đen, tàn đóm đỏ bùng cháy.

 2KMnO4       --t0-->         K2MnO4 + MnO2 + O2    

Khi đun nóng kalipemaganat bị phân hủy tạo ra khí oxi.

Vì khí oxi duy trì sự cháy nên làm cho tàn đóm đỏ bùng cháy.

Chất rắn màu đen là MnO2.

=> KMnO4 bị nhiệt phân hủy, giải phóng oxi

Thí nghiệm 2: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi.

- Trong không khí lưu huỳnh cháy với ngọn lửa nhỏ màu xanh nhạt.

- Trong khí oxi lưu huỳnh cháy mãnh liệt hơn.

- Tạo ra chất khí mùi hắc là lưu huỳnh đioxit.

S + O2   --t0--> SO2.

Vì trong lọ đựng oxi sự tiếp xúc của các phân tử lưu huỳnh với các phân tử oxi nhiều hơn trong không khí nên sự cháy xảy ra mãnh liệt hơn.

=> Ở nhiệt độ cao oxi dễ dàng phản ứng với phi kim tạo ra oxit axit.

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy m gam kim loại magie (Mg) trong không khí thu được 8g MgO. Biết rằng khối lượng Mg tham gia phản ứng bằng 1,5 lần khối lượng của oxi (không khí) tham gia phản ứng. Tính khối lượng của Mg và khí oxi đã phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy m gam kim loại magie (Mg) trong không khí thu được 8g MgO. Biết rằng khối lượng Mg tham gia phản ứng bằng 1,5 lần khối lượng của oxi (không khí) tham gia phản ứng. Tính khối lượng của Mg và khí oxi đã phản ứng.


Đáp án:

2Mg + O2 --t0--> 2MgO

Gọi khối lượng Oxi là a (g) → khối lượng Mg là 1,5a (g)

Theo định luật BTKL ta có 1,5a + a = 8 (g)

→ a = 3,2g

→ Khối lượng Mg là 3,2 . 1,5 = 4,8g.

Xem đáp án và giải thích
Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước. Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học. Cho biết: Trong không khí có khí oxi và nến cháy là do có chất này tham gia.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước.

Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học. Cho biết: Trong không khí có khí oxi và nến cháy là do có chất này tham gia.


Đáp án:

Hiện tượng vật lý diễn ra ở giai đoạn nến chảy lỏng thấm vào bấc và giai đoạn nến lỏng chuyển thành hơi, trong giai đoạn này nếu (chất paraffin) chỉ biến đổi về trạng thái.

Hiện tượng hóa học diễn ra ở giai đoạn nến cháy trong không khí, khi đó chất parafin đã biến đổi thành chất khác.

Parafin + Oxi → Khí cacbon đioxit + Nước.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…