Có 4 mệnh đề sau (1) Hỗn hợp N2O + Al2O3 (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong nước dư (2) Hỗn hợp Fe2O3 + Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch HCl dư (3) Hỗn hợp KNO3 + Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch NaHSO4 dư (4) Hỗn hợp FeS + CuS (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch HCl dư Số mệnh đề đúng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Có 4 mệnh đề sau

(1) Hỗn hợp N2O + Al2O3 (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong nước dư

(2) Hỗn hợp Fe2O3 + Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch HCl dư

(3) Hỗn hợp KNO3 + Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch NaHSO4 dư

(4) Hỗn hợp FeS + CuS (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch HCl dư

Số mệnh đề đúng là


Đáp án:

(1) Na2O + H2O → 2NaOH

1                       → 2

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

1              2

⟹ phản ứng vừa đủ nên tan hết ⟹ (1) đúng.

(2) Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

1                             → 2

Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

1         2

⟹ phản ứng vừa đủ nên tan hết ⟹ (2) đúng.

(3) 3Cu + 8H+dư + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

1                              1

Do 1/3 < 1/2 nên Cu hết, NO3- dư ⟹ hỗn hợp tan hết ⟹ (3) đúng.

(4) không thể tan hết vì CuS không phản ứng với HCl ⟹ (4) sai.

Vậy có 3 phát biểu đúng.

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dạng bài đếm số phát biểu về lý thuyết hóa hữu cơ tổng hợp
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các phát biểu sau: (a) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH. (b) Thành phần chính của tinh bột là amilopectin. (c) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng (d) Anilin (C6H5NH2) tan ít trong nước. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là


Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 2

  • Câu C. 1

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Dựa vào bảng tính tan của một số hợp chất kim loại kiềm thổ (xem phần tư liệu), hãv xét xem phản ứng nào sau đây xảy ra: Mg(OH)2 + Ca2+ → Ca(OH)2 + Mg2+. Ca(OH)2 + Mg2+ → Mg(OH)2 + Ca2+
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa vào bảng tính tan của một số hợp chất kim loại kiềm thổ (xem phần tư liệu), hãv xét xem phản ứng nào sau đây xảy ra:

Mg(OH)2 + Ca2+ → Ca(OH)2 + Mg2+.

Ca(OH)2 + Mg2+ → Mg(OH)2 + Ca2+


Đáp án:

Phản ứng xảy ra là :

Ca(OH)2 + Mg2+ → Mg(OH)2 + Ca2+

Độ tan của Ca(OH)2 là 16.10-4 mol/100 g H2O còn Mg(OH)2 là 0,2.10-4 mol/100g H2O

⇒ Phản ứng diễn ra do tạo chất Mg(OH)2 là chất ít tan trong nước hơn nhiều so với Ca(OH)2

Xem đáp án và giải thích
Đun nóng mạnh hỗn hợp gồm 28g bột sắt và 20g bột lưu huỳnh thu được 44g chất sắt (II) sunfua (FeS) màu xám. Biết rằng, để cho phản ứng hóa hợp xảy ra hết người ta đã lấy dư lưu huỳnh. Tính khối lượng lưu huỳnh lấy dư.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đun nóng mạnh hỗn hợp gồm 28g bột sắt và 20g bột lưu huỳnh thu được 44g chất sắt (II) sunfua (FeS) màu xám.

   Biết rằng, để cho phản ứng hóa hợp xảy ra hết người ta đã lấy dư lưu huỳnh. Tính khối lượng lưu huỳnh lấy dư.


Đáp án:

 Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có công thức khối lượng của phản ứng:

    mFe + mS = mFeS

   Khối lượng lưu huỳnh đã hóa hợp với sắt là:

   mS = mFeS – mFe = 44 – 28 = 16(g)

   Khối lượng lưu huỳnh lấy dư: 20 – 16 = 4 (g)

Xem đáp án và giải thích
Chỉ dùng thêm 1 thuốc thử duy nhất( tự chọn) hãy phân biệt 4 dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: Na2CO3, Na2SO4, H2SO4, BaCl2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chỉ dùng thêm 1 thuốc thử duy nhất( tự chọn) hãy phân biệt 4 dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: Na2CO3, Na2SO4, H2SO4, BaCl2.


Đáp án:

Trích một lọ một ít làm mẫu thử

Kim loại duy nhất ta dùng : Fe

Dùng sắt tác dụng lần lượt với các mẫu thử :

Có khí bọt thoát ra => Nhận biết được HCl

Phương trình hóa học: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Sau đó dùng HCl tác dụng lần lượt với các mẫu thử còn lại

Có bọt khí thoát ra => nhận biết Na2CO3

Phương trình hóa học: Na2CO3 + 2HCl → H2O + 2NaCl + CO2

Sau đó dùng Na2CO3 tác dụng với 2 mẫu thử còn lại :

Xuất hiện kết tủa trắng => nhận biết Ba(NO3)2

Phương trình hóa học:

Na2CO3 + Ba(NO3)2→ 2NaNO3 + BaCO3

Mẫu thử còn lại chứa Na2SO4

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 20,0 ml hỗn hợp X gồm C3H6, CH4, CO (thể tích CO gấp hai lần thể tích CH4), thu được 24,0 ml CO2 (các thể tích khí đo cùng ở điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tỉ khối của X so với khí hiđro là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 20,0 ml hỗn hợp X gồm C3H6, CH4, CO (thể tích CO gấp hai lần thể tích CH4), thu được 24,0 ml CO2 (các thể tích khí đo cùng ở điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tỉ khối của X so với khí hiđro là bao nhiêu?


Đáp án:

Gọi số mol CH4 là x mol ⇒ nCO = 2x; nC3H6 = 20 – 3x

Bảo toàn C:

nCO2 = 3.(20 – 3x) + 2x + x = 24 ⇒ x = 6 mol

⇒ mX = mCO + mCH4 + mC3H6 = 12. 28 + 6.16 + 2.42 = 516

⇒ MX = 516 : 20 = 25,8 ⇒ dX/H2 = 12,9

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…