Có 4 mẫu bột kim loại là Na, Al , Ca, Fe. Chỉ dùng nước làm thuốc thử, thì số kim loại có thể phân biệt được là bao nhiêu?
Câu A. 1
Câu B. 2
Câu C. 3
Câu D. 4 Đáp án đúng
Trích mẫu thử rồi đổ nước vào từng mẫu thử
Kim loại nào phản ứng mạnh với nước, tạo dung dịch trong suốt là Na
Kim loại nào phản ứng mạnh với nước, tạo dung dịch trắng đục là Ca vì Ca(OH)2 ít tan, kết tủa trắng
Cho dd NaOH đến dư vào 2 mẫu thử còn lại, mẫu thử nào tác dụng tạo kết tủa rồi kết tủa tan, có giải phóng khí là Al.
Chất còn lại không phản ứng là Fe
PTHH:
Tripeptit là hợp chất
Câu A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit
Câu B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau
Câu C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau
Câu D. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit
Điện phân nóng chảy hoàn toàn 5,96 gam MCln, thu được 0,04 mol Cl2. Kim loại M là:
Câu A.
Mg
Câu B.
K
Câu C.
Na
Câu D.
Ca
Đun nhẹ 20g dung dịch CuSO4 cho đến khi nước bay hơi hết, người ta thu được chất rắn màu trắng là CuSO4 khan. Chất này có khối lượng là 3,6g. Hãy xác định nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4.
C% = (3,6/20).100% = 18%
Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tử có Z = 20, Z= 21, Z = 22, Z = 24, Z = 29 và cho nhận xét cấu hình electron của các nguyên tử đó khác nhau như thế nào?
Cấu hình electron của các nguyên tử là:
Z = 20: 1s22s22p63s23p64s2.
Z = 21: 1s22s22p63s23p63d14s2 .
Z = 22: 1s22s22p63s23p63d24s2
Z = 24: ls22s22p63s23p63d54s1.
Z = 29: ls22s22p63s23p63d104s1
Nhận xét:
- Cấu hình Z= 20 khác với các cấu hình còn lại ở chỗ không có phân lớp 3d.
- Cấu hình Z = 24 và Z = 29 đều có 1 electron ở phân lớp 4s.
- Cấu hình Z= 24 và Z = 22 đều có 2 electron ở phân lớp 4s.
- Ở cấu hình của Z = 24, nếu đúng quy luật thí phải là [Ar] 3d44s2, nhưng do phân lớp 3d vội giả bão hòa nửa phân lớp” nên mới có cấu hình như trên.
- Ở cấu hình của Z = 29, nếu đúng quy luật thì phải là [Ar] 3d94s2, nhưng do phân lớp 3d “vội bão hòa” nên mới có cấu hình như trên.
- Ở cấu hình của Z= 29, nếu đúng quy luật thì phải là [Ar] 3d94s2, nhưng do phân lớp 3d “vội bão hòa” nên mới có cấu hình như trên.
Dựa vào bảng tính tan của một số hợp chất kim loại kiềm thổ (xem phần tư liệu), hãv xét xem phản ứng nào sau đây xảy ra:
Mg(OH)2 + Ca2+ → Ca(OH)2 + Mg2+.
Ca(OH)2 + Mg2+ → Mg(OH)2 + Ca2+
Phản ứng xảy ra là :
Ca(OH)2 + Mg2+ → Mg(OH)2 + Ca2+
Độ tan của Ca(OH)2 là 16.10-4 mol/100 g H2O còn Mg(OH)2 là 0,2.10-4 mol/100g H2O
⇒ Phản ứng diễn ra do tạo chất Mg(OH)2 là chất ít tan trong nước hơn nhiều so với Ca(OH)2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet