Cho 25,2 gam Fe tác dụng với HNO3 loãng, đun nóng thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất và một dung dịch Z, còn lại 1,4 gam kim loại không tan. Khối lượng muối trong dung dịch Z là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 25,2 gam Fe tác dụng với HNO3 loãng, đun nóng thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất và một dung dịch Z, còn lại 1,4 gam kim loại không tan. Khối lượng muối trong dung dịch Z là


Đáp án:
  • Câu A. 76,5 gam. Đáp án đúng

  • Câu B. 82,5 gam.

  • Câu C. 126,2 gam.

  • Câu D. 180,2 gam.

Giải thích:

Do sau phản ứng vẫn còn kim loại nên sau phản ứng chỉ thu được muối Fe(NO3)2.

Bảo toàn nguyên tố Fe có nmuối = nFe phản ứng = (25,2 - 1,4):56 = 0,425 mol

mmuối = 0,425.(56 + 62.2) = 76,5 gam.

Đáp án A

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan là yếu tố nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan là yếu tố nào?


Đáp án:

- Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào nhiệt độ. Phần lớn tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn tăng.

- Độ tan của chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ tan của chất khí tăng khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất.

Xem đáp án và giải thích
Hãy xác định phản ứng nào sau đây xảy ra ở catot trong quá trình điện phân? a. Cu2+(dd) + 2e → Cu(r) b. Cu(r) → Cu2+(dd) + 2e c. 2H2O + 2e → H2 +2OH-(dd) d. 2H2O → O2 + 4H+ + 4e e. 2Br-(dd) → Br2(dd) + 2e
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy xác định phản ứng nào sau đây xảy ra ở catot trong quá trình điện phân?

a. Cu2+(dd) + 2e → Cu(r)

b. Cu(r) → Cu2+(dd) + 2e

c. 2H2O + 2e → H2 +2OH-(dd)

d. 2H2O → O2 + 4H+ + 4e

e. 2Br-(dd) → Br2(dd) + 2e


Đáp án:

– Catot( cực âm) là nơi xảy ra sự khử, các cation và phân tử nhận electron ở đây.

⇒ Phản ứng a, c đều xảy ra ở catot

Xem đáp án và giải thích
Ngâm một cái đinh sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 gam. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm một cái đinh sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 gam. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu.


Đáp án:

Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng

    Theo phương trình: Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4

 Cứ 1 mol Fe (56 gam) tác dụng với 1 mol CuSO4 → 1 mol Cu (64 gam).

    Khối lượng đinh sắt tăng: 64 – 56 = 8 (gam)

    Thực tế khối lượng đinh sắt tăng 0,8 (gam)

    Vậy nCuSO4 phản ứng = 0,8/8 = 0,1(mol) và CMCuSO4 = 0,1/0,2 = 0,5M

Xem đáp án và giải thích
Hãy tính thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy nếu trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 980g H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy tính thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy nếu trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 980g H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3.


Đáp án:

nH2SO4 = 10mol

Phương trình hóa học của phản ứng:

2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2CO2 ↑ + 2H2O

Theo pt: nCO2 = 2.nH2SO4 = 10 x 2 = 20 mol.

VCO2 = n. 22,4 = 20 x 22,4 = 448 lít.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất A có phần trăm các nguyên tố C, H, N, O lần lượt là 40,45%; 7,86%; 15,73%; còn lại là O. Khối lượng mol phân tử của A nhỏ hơn 100g/mol. A vừa tác dụng với dd NaOH vừa tác dụng với dd HCl, có nguồn gốc từ thiên nhiên. Công thức cấu tạo của A là


Đáp án:
  • Câu A. H2N-(CH2)3-COOH

  • Câu B. H2N-CH2-COOH

  • Câu C. CH3-CH(NH2)-COOH

  • Câu D. H2N-(CH2)2-COOH

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…