Lấy 32 gam CuSO4 khan cho vào cốc thủy tinh, sau đó đổ nước từ từ vào cốc cho tới vạch 400ml. Khuấy nhẹ dung dịch để chất rắn tan hết. Tính dung dịch thu được có nồng độ mol 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lấy 32 gam CuSO4 khan cho vào cốc thủy tinh, sau đó đổ nước từ từ vào cốc cho tới vạch 400ml. Khuấy nhẹ dung dịch để chất rắn tan hết. Tính dung dịch thu được có nồng độ mol 


Đáp án:

Đổi 400ml = 0,4 lít

nCuSO4 = 0,2 mol

Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là:

Áp dụng công thức: CM =0,5M

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khi cho 39,2 gam hỗn hợp M gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, CuO và Cu (trong đó oxi chiếm 18,367% về khối lượng) tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 nồng độ a mol/l thì thể tích dung dịch HNO3 tham gia phản ứng là 850 ml. Sau phản ứng thu được 0,2 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của a là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi cho 39,2 gam hỗn hợp M gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, CuO và Cu (trong đó oxi chiếm 18,367% về khối lượng) tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 nồng độ a mol/l thì thể tích dung dịch HNO3 tham gia phản ứng là 850 ml. Sau phản ứng thu được 0,2 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của a là


Đáp án:

Giải

Ta có: mO = (18,367 . 39,2) : 100 = 7,2 gam

=>nO = 7,2 : 16 = 0,45 mol

Quy đổi M thành Fe: x; Cu: y; O: 0,45 mol

=>m(Cu + Fe) = 39,2 – 7,2 = 32 gam

BTKL hh M: 56x + 64y = 32 gam (1)

BT e: 3nFe + 2nCu = 2nO + 3nNO

=>3x + 2y = 2.0,45 + 3.0,2 = 1,5

=>3x + 2y = 1,5 (2)

Từ (1), (2) => x = 0,4 mol và y = 0,15 mol

Bảo toàn nguyên tố N : nHNO3 = 3nFe(NO3)3 + 2nCu(NO3)2 + nNO

=>nHNO3 = 3.0,4 + 2.0,15 + 0,2 = 1,7 mol

=>a = 1,7 : 0,85 = 2M

Xem đáp án và giải thích
Nhận định đúng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các nhận định sau: (1) Ở điều kiện thường, trimetylamin là chất khí, tan tốt trong nước. (2) Ở trạng thái tinh thể, các amino axit tồn tại dưới dạng ion lưỡng cực. (3) Lực bazơ của các amin đều mạnh hơn amoniac. (4) Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α - amino axit và là cơ sở tạo nên protein. (5) Anilin để lâu ngày trong không khí có thể bị oxi hóa và chuyển sang màu nâu đen. (6) Các amino axit có nhiệt độ nóng chảy cao, đồng thời bị phân hủy. Số nhận định đúng là.

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 4

  • Câu C. 6

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Bản chất của ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học có gì giống và khác nhau?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bản chất của ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học có gì giống và khác nhau?


Đáp án:

Giống nhau: Đều là sự phá hủy kim loại do phản ứng oxi hóa -khử.

Khác nhau:

+ Ăn mòn háa học do phản ứng trực tiếp, electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.

+ Ăn mòn điện hóa do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng điện

Xem đáp án và giải thích
Hãy kể những phản ứng đặc trưng của anken, anka-1,3-đien và ankin.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy kể những phản ứng đặc trưng của anken, anka-1,3-đien và ankin.


Đáp án:

Phản ứng đặc trưng của anken là phản ứng công, của anka-1,3-dien là cộng, của ankin là cộng và thế.

Xem đáp án và giải thích
Cho 100,0 ml dung dịch NaOH 4,0 M vào 100,0 ml dung dịch CrCl3 thì thu được 10,3 gam kết tủa. Vậy nồng độ mol của dung dịch CrCl3 là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 100,0 ml dung dịch NaOH 4,0 M vào 100,0 ml dung dịch CrCl3 thì thu được 10,3 gam kết tủa. Vậy nồng độ mol của dung dịch CrCl3 là bao nhiêu?


Đáp án:

Gọi số mol CrCl3là x

nNaOH = 0,4 mol; nCr(OH)3 = 0,1 mol

CrCl2  +   3NaOH     -->  Cr(OH) + 3NaCl

x                 3x                      x                 3x

Cr(OH)  +  NaOH    --> NaCrO2 + 2H2O

0,4 - 3x          0,4 - 3x

nCr(OH)3dư =4x – 0,4 = 0,1

x = 0,125

CM (CrCl3) = 1,25M

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…