Cho biết phản ứng sau: 4CuO(r) ⇄ 2Cu2O(r) + O2(k) ΔH > 0. Có thể dùng những biện pháp gì để tăng hiệu suất chuyển hóa CuO thành Cu2O?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết phản ứng sau: 4CuO(r) ⇄ 2Cu2O(r) + O2(k) ΔH > 0.

Có thể dùng những biện pháp gì để tăng hiệu suất chuyển hóa CuO thành Cu2O?


Đáp án:

Dùng biện pháp đun nóng (phản ứng thu nhiệt) hoặc hút khí O2 ra.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy ghép cách tên anđêhit hoặc xeton cho ở cột bên phải vào các câu cho bởi ở cột bên trái. a) Mùi sả thơm trong dầu gội đầu là của … b) Mùi thơm đặc trưng của kẹo bạc hà là của… c) Mùi thơm của quế là của … A. anđêhit xinamic B. xitral C. menton D. vanilin
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy ghép cách tên anđêhit hoặc xeton cho ở cột bên phải vào các câu cho bởi ở cột bên trái.

a) Mùi sả thơm trong dầu gội đầu là của …

b) Mùi thơm đặc trưng của kẹo bạc hà là của…

c) Mùi thơm của quế là của …

A. anđêhit xinamic

B. xitral

C. menton

D. vanilin


Đáp án:

a) B

b) C

c) A

Xem đáp án và giải thích
Có những trường hợp sau: a. Dung dịch FeSO4 lẫn tạp chất CuSO4. Hãy giới thiệu một phương pháp hóa học đơn giản có thể loại bỏ được tạp chất. Giải thích và viết phương trình dạng phân tử và ion thu gọn b. Bột Cu có lẫn chất là bột Zn và bột Pb. Hãy giới thiệu một phương pháp hóa học đơn giản có thể loại bỏ được tạp chất. Giải thích và viết phương trình hóa học dạng phân tử và ion thu gọn
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những trường hợp sau:

a. Dung dịch FeSO4 lẫn tạp chất CuSO4. Hãy giới thiệu một phương pháp hóa học đơn giản có thể loại bỏ được tạp chất. Giải thích và viết phương trình dạng phân tử và ion thu gọn

b. Bột Cu có lẫn chất là bột Zn và bột Pb. Hãy giới thiệu một phương pháp hóa học đơn giản có thể loại bỏ được tạp chất. Giải thích và viết phương trình hóa học dạng phân tử và ion thu gọn


Đáp án:

a. Cho Fe vào dung dịch Fe2SO4 có lẫn CuSO4, khuấy kĩ, lọc bỏ chất rắn gồm Cu và Fe dư ta được FeSO4 tinh khiết

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

b. Hòa tan bột Cu có lẫn Zn và Pb vào dung dịch Cu(NO3)2 khuấy để phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy chất rắn là Cu tinh khiết

Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu

Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu

Pb + Cu(NO3)2 →Pb(NO3)2 + Cu

Pb + Cu2+ → Pb2+ + Cu

Xem đáp án và giải thích
Khi 1,00 g metan cháy tỏa ra 55,6 kJ. Cần đốt bao nhêu lít khí metan (đktc) để lượng nhiệt sinh ra đủ đun 1,00 lít nước (D = 1,00 g/cm3) từ 25,0oC lên 100,0oC. Biết rằng muốn nâng 1,00g nước lên 1,0oC cần tiêu tốn 4,18J và giả sử nhiệt sinh ra chỉ dùng để làm tăng nhiệt độ của nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi 1,00 g metan cháy tỏa ra 55,6 kJ. Cần đốt bao nhêu lít khí metan (đktc) để lượng nhiệt sinh ra đủ đun 1,00 lít nước (D = 1,00 g/cm3) từ 25,0oC lên 100,0oC. Biết rằng muốn nâng 1,00g nước lên 1,0oC cần tiêu tốn 4,18J và giả sử nhiệt sinh ra chỉ dùng để làm tăng nhiệt độ của nước.


Đáp án:

Khối lượng của 1,00 lít nước là:

m = D.V = 1,00.1000 = 1000g

Nhiệt lượng mà 1000 gam nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 25oC đến 100oC là:

Q = 1000.4,18(100 - 25) = 313500(J) = 313,5 KJ

Đó là nhiệt lượng mà khí metan khi đốt cháy cần phải toả ra.

Khối lượng metan cần phải đốt cháy là:

m = 313,5/55,6 = 3135/556

Số mol metan cần phải đốt cháy là:

n = m/M = 3135/[556.16] =3135/8896 mol

Vậy thể tích khí metan (đktc) cần phải đốt cháy là:

V = n.22,4 = 7,89 lít.

Xem đáp án và giải thích
Xà phòng là gì? Tại sao xà phòng có tác dụng giặt rửa ? Tại sao không nên dùng xà phòng để giặt rửa trong nước cứng ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xà phòng là gì? Tại sao xà phòng có tác dụng giặt rửa ? Tại sao không nên dùng xà phòng để giặt rửa trong nước cứng ?


Đáp án:

- Xà phòng là hỗn hợp muối natri (hoặc muối kali) của axit béo, có thêm một số chất phụ gia.

-Muối natri (hay muối kali) trong xà phòng có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của các chất bẩn bám trên vải, da, ... do đó vết bẩn được phân tán thành nhiều phần tử nhỏ hơn và được phân tán vào nước.

-Không nên dùng xà phòng để giặt rửa trong nước cứng vì sẽ tạo ra các muối khó tan của các axit béo với các ion Ca2+ và Mg2+ làm hạn chế khả năng giặt rửa.




Xem đáp án và giải thích
Dạng toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hấp thụ toàn bộ 0,896 lít CO2 vào 3 lít dd Ca(OH)2 0,01M được:


Đáp án:
  • Câu A. 1g kết tủa

  • Câu B. 2g kết tủa.

  • Câu C. 3g kết tủa

  • Câu D. 4g kết tủa

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…