Nguyên tử vàng có 79 electron ở vỏ nguyên tử. Điện tích hạt nhân của nguyên tử vàng là bao nhiêu?
Điện tích hạt nhân là +1,26.10-17 C, hoặc kí hiệu là 79+.
Hãy nêu những tính chất vật lí và ứng dụng tương ứng của kim loại
– Kim loại có tính dẻo. Nhờ tính chất này người ta có thể rèn, kéo sợi, dát mỏng để làm nên đồ vật khác nhau bằng kim loại.
– Kim loại có tính dẫn điện cho nên một số kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện. Ví dụ như đồng, nhôm ...
– Kim loại có tính dẫn nhiệt. Nhờ tính dẫn nhiệt và một số tính chất khác, nhôm, thép không gỉ (inox) được dùng làm dụng cụ nấu ăn.
– Kim loại có ánh kim. Nhờ tính chất này kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí khác.
Hoà tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là
Ta có: nH2 = 0,05 mol
--> m = 2,43 + 0,05.96 = 7,23g
Để sản xuất xà phòng người ta đun nóng axit béo với dung dịch NaOH, Tính Khối lượng glixerol thu được trong quá trình xà phòng hóa 2,225 kg tristearin có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH (coi như phản ứng này xảy ra hoàn toàn)?
Tristearin: (C17H35COO)3C3H5
mglixerol = 92.nglixerol = 92.ntristearin = 92. (2,225/890). 0,8 = 0,184 kg.
Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được?
a) Không có hiện tượng nào xảy ra.
b) Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi.
c) Một phần đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần.
d) Không có chất mới nào được sinh ra, chỉ có một phần đinh sắt bị hòa tan.
Giải thích cho sự lựa chọn đó và viết phương trình phản ứng xảy ra.
Câu c đúng.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Khi cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4, đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng sinh ra bám ngoài đinh sắt, dung dịch CuSO4 tham gia phản ứng (tạo thành FeSO4) nên màu xanh của dung dịch ban đầu sẽ bị nhạt dần.
Chú ý: Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối của chúng.
Cho 0,1 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 150 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là (cho H=1; C=12; N=14; O=16 ,Na=23):
Câu A. 0,55.
Câu B. 0,70.
Câu C. 0,65.
Câu D. 0,50.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB