Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: Na2SO4, H2SO4, NaOH, KCl, NaNO3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: Na2SO4, H2SO4, NaOH, KCl, NaNO3


Đáp án:

Trích mẫu thử đánh số thứ tự

Sử dụng quỳ tím, cho quỳ tím vào 5 ống nghiệm trên

Mẫu ống nghiệm nào làm quỳ tím chuyển màu đỏ thì chất đó là: H2SO4

Mẫu ống nghiệm nào làm quỳ tím chuyển màu xanh thì chất đó là: NaOH

Mẫu không làm quỳ tím đổi màu: Na2SO4, KCl, NaNO3

Sử dụng dung dịch BaCl2để nhận biết nhóm không lam đổi màu quỳ tím

Mẫu ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng BaSO4thì dung dịch ban đầu chính là Na2SO4

Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4

Hai dung dịch còn lại không có hiện tượng gì là KCl, NaNO3

Tiếp tục sử dụng dung dịch AgNO

Mẫu ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng AgCl thì dung dịch ban đầu chính là KCl

KCl + AgNO3 → AgCl + KNO3

Còn không có hiện tượng gì là KCl

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

 Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Tìm công thức cấu tạo thu gọn của X
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Tìm công thức cấu tạo thu gọn của X


Đáp án:

Chất hữu cơ X (C3H7O2N) có k = 1

X có thể là amino axit H2NCH2CH2COOH hoặc este H2NCH2COOCH3

Ta có: nX = 8,9/89 = 0,1 (mol) ;

nNaOH = 0,1. 1,5 = 0,15 (mol)

0,1 mol X + 0,1 mol NaOH → 0,1 mol muối

Chất rắn gồm muối và NaOH dư → mmuối = 11,7 – 40. 0,05 = 9,7 (gam)

Mmuối = 9,7/0,1 = 97 (g/mol). CTCT của muối là: H2NCH2COONa

Vậy công thức cấu tạo thu gọn của X là: H2NCH2COO-CH3.

Xem đáp án và giải thích
Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7: 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Tìm m
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7: 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Tìm m


Đáp án:

Giả sử: mCu = 0,7m ; mFe = 0,3m

m kim loại dư = 0,75m → Bao gồm 0,7m gam Cu và 0,05m gam Fe

→ mFe pư = 0,25m

nNO + nNO2 = 0,25 mol

Bảo toàn N: nHNO3 = 4nNO + 2nNO2 = 0,7 mol

→ nNO = 0,1 mol và nNO2 = 0,15 mol

Bảo toàn electron: 2nFe = 3nNO + nNO2

2. (0,25m/56) = 0,1.3 + 0,15.1

→ m = 50,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về phản ứng tráng bạc của este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Este có CTPT C4H8O2, tham gia phản ứng tráng bạc có tên là: (1) Etyl fomat; (2) metyl axetat; (3) propyl fomat; (4) isopropyl fomat; (5) etyl axetat


Đáp án:
  • Câu A. 1, 3, 4

  • Câu B. 3, 4

  • Câu C. 2, 3, 4

  • Câu D. 1, 3, 5

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có cái gì?


Đáp án:

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Xem đáp án và giải thích
Ngâm một đinh sắt sạch trong 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 g. a)   Viết phương trình hoá học của phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn. Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng. b)  Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4. Giả thiết Cu giải phóng ra đều bám hết vào đinh sắt.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm một đinh sắt sạch trong 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 g.

a)   Viết phương trình hoá học của phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn. Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.

b)  Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4.

Giả thiết Cu giải phóng ra đều bám hết vào đinh sắt.

 


Đáp án:

 a) Fe +       CuSO4 →    FeSO4               +       Cu              (1)

   Fe +         Cu2+ →       Fe2+ +       Cu                                  (2)

Chất khử     chất oxi hóa

b) Theo (1) cứ 1 mol CuSO4 phản ứng làm khối lượng đinh sắt tăng 8 g

x mol <-------------------------------------------------------- 0,8 g

x = (1.0,8) : 8 = 0,1 mol

ồng độ mol của dung dịch CuSO4 là :

= (0,1.1000) : 200 = 0,5M

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…