Glyxin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 15,00 gam glyxin vào 300 ml dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch KOH 2M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

Đáp án:
  • Câu A. 44,95 Đáp án đúng

  • Câu B. 22,60

  • Câu C. 22,35

  • Câu D. 53,95

Giải thích:

Đáp án A. Coi hh ban đầu bao gồm gly và HCl phản ứng với KOH. nGly = 0,2 mol và nKOH = 0,5 mol. => nHCl = 0,3 mol. Muối gồm KCl: 0,3 mol và H2NCH2COOK: 0,2 mol. => m muối = 44,95g.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy so sánh nguyên tử magie nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với a) nguyên tử cacbon b) nguyên tử lưu huỳnh c) nguyên tử nhôm
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy so sánh nguyên tử magie nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với

a) nguyên tử cacbon

b) nguyên tử lưu huỳnh

c) nguyên tử nhôm


Đáp án:

Nguyên tử magie

Nặng hơn bằng 24/12 = 2 lần nguyên tử Cacbon

Nhẹ hơn bằng 24/32 = 3/4 lần nguyên tử lưu huỳnh

Nhẹ hơn bằng 24/27 = 8/9  lần nguyên tử nhôm

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của glucozơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Sobitol là sản phẩm của phản ứng ?


Đáp án:
  • Câu A. Oxi hóa glucozơ bằng AgNO3 trong ammoniac.

  • Câu B. Khử glucozơ bằng H2 ,xt Ni đun nóng.

  • Câu C. Lên men ancol etylic.

  • Câu D. Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2.

Xem đáp án và giải thích
Cho 50 ml dung dịch glucozo chưa rõ nồng độ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 2,16 gam Ag kết tủa. Tính nồng độ mol / lít của dung dịch glucozo đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 50 ml dung dịch glucozo chưa rõ nồng độ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 2,16 gam Ag kết tủa. Tính nồng độ mol / lít của dung dịch glucozo đã dùng.


Đáp án:

RCHO + Ag2O -AgNO3/NH3, to→ RCOOH + 2Ag

Ta có: nAg = 2,16/108 = 0,02(mol)

Từ (1) ⇒ nglucozo = 0,01(mol) ⇒ CM(glucozo) = 0,01/0,05 = 0,2M

Xem đáp án và giải thích
Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Tính khối lượng Fe thu được sau phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Tính khối lượng Fe thu được sau phản ứng


Đáp án:

Fe2O3 + 3CO →t o 2Fe + 3CO2

nFe2O3 = 0,03 mol

nFe = 2. nFe2O3 = 0,06 mol

→ mFe = 0,06.56 = 3,36 g

Xem đáp án và giải thích
Biến đổi hóa học nào là do Al(OH)3 có tính axit?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Biến đổi hóa học nào là do Al(OH)3 có tính axit?


Đáp án:
  • Câu A. Al(OH)3 (r) → Al3+(dd)

  • Câu B. Al(OH)3 (r) → Al2O3(r)

  • Câu C. Al(OH)3 (r) → [AL(OH)4]- (dd)

  • Câu D. Al(OH)3 (r) → Al2O3(r)→ Al(r)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbetokvip
Loading…