Bài toán kim loại tác dụng với axit H2SO4 loãng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là


Đáp án:
  • Câu A. 2,24 Đáp án đúng

  • Câu B. 1,12

  • Câu C. 4,48

  • Câu D. 3,36

Giải thích:

Zn ---> H2; 0,1 ----------- 0,1 ; => V = 2,24 (l)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một hỗn hợp gồm dầu hỏa có lẫn nước, làm thế nào để tách nước ra khỏi dầu hỏa?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Một hỗn hợp gồm dầu hỏa có lẫn nước, làm thế nào để tách nước ra khỏi dầu hỏa?


Đáp án:

Dầu hỏa nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Muốn tách nước ra khỏi dầu hỏa, ta cho hỗn hợp vào phễu chiết, dầu nổi ở trên và nước ở phía dưới. Mở khóa phễu chiết, tách nước ra trước sau đó đến dầu hỏa, ta được nước và dầu hỏa riêng biệt.

Xem đáp án và giải thích
Chất làm quỳ hóa xanh
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất nào sau đây có khả năng làm quỳ tím xanh?

Đáp án:
  • Câu A. Alanin

  • Câu B. Anilin

  • Câu C. Etylamin

  • Câu D. Glyxin

Xem đáp án và giải thích
Xác định điện hóa trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA. Điện hóa trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA, trong các hợp chất vời nguyên tố nhóm IA là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xác định điện hóa trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA.

Điện hóa trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA, trong các hợp chất vời nguyên tố nhóm IA là


Đáp án:

Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA có số electron ở lớp ngoài cùng là 1, có thể nhường 1 electron này nên có điện hóa trị 1+.

Các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA, VIIA có 6,7 electron ở lớp ngoài cùng, có thể nhận thêm 2 hay 1 electron vào lớp ngoài cùng nên có điện hóa trị 2- hay 1-.

Xem đáp án và giải thích
Viết bản tường trình 1. Tính oxi hóa của oxi. 2. Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ. 3. Tính oxi hóa của lưu huỳnh. 4. Tính khử của lưu huỳnh.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết bản tường trình

1. Tính oxi hóa của oxi.

2. Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ.

3. Tính oxi hóa của lưu huỳnh.

4. Tính khử của lưu huỳnh.


Đáp án:

1. Tính oxi hóa của oxi.

Tiến hành TN: Đốt nóng 1 đoạn dây thép xoắn trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình đựng khí oxi (có gắn mẩu than ở đầu dây thép để làm mồi)

Quan sát hiện tượng

Hiện tượng: Mẩu than cháy hồng.

Khi đưa vào lọ chứa oxi, dây thép cháy trong oxi sáng chói, nhiều hạt nhỏ sáng bắn tóe như pháo hoa.

PTHH: 3Fe + O2 → Fe3O4.

Số oxi hóa của Fe tăng từ 0 đến 8/3 nên Fe là chất khử.

Số oxi hóa của O giảm từ O xuống -2 nên O là chất oxi hóa.

Giải thích hiện tượng: Fe bị oxi hóa trong khí oxi thu được Fe3O4, phản ứng tỏa nhiêt.

2. Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ.

Tiến hành TN: Lấy 1 lượng nhỏ lưu huỳnh vào ống nghiệm. Đun nóng liên tục ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát hiện tượng.

Hiện tượng: S(rắn, vàng) → S(lỏng, vàng, linh động) → S(quánh nhớt, nâu đỏ) → S(hơi ,da cam).

Giải thích hiện tượng: S nóng chảy ở 119oC thành chất lỏng màu vàng rất linh động. Ở 187oC lưu huỳnh trở nên quánh nhớt và có màu đỏ nâu. Đến 445oC lưu huỳnh sôi, phân tử S bị phá vỡ thành phân tử nhỏ dạng hơi.

3. Tính oxi hóa của lưu huỳnh.

Tiến hành TN: Cho 1 ít hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh vào ống nghiệm

Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn đến khi thấy có hiện tượng xảy ra phản ứng.

Quan sát hiện tượng

Hiện tượng: Phản ứng giữa Fe và S xảy ra nhanh hơn tỏa nhiều nhiệt, làm đỏ rực hỗn hợp.

PTHH: Fe + S → FeS.

Số oxi hóa của Fe tăng từ 0 → +2 nên Fe là chất khử.

Số oxi hóa của S giảm từ 0 xuống -2 nên S là chất oxi hóa

Giải thích hiện tượng: Fe bị oxi hóa bởi S tạo FeS, phản ứng tỏa nhiệt

4. Tính khử của lưu huỳnh.

Tiến hành TN:

Đốt lưu huỳnh trong không khí rồi đưa vào bình chứa khí oxi

Quan sát hiện tượng.

Hiện tượng: S cháy trong lọ chứa O2 mãnh liệt hơn nhiều khi cháy trong không khí, tạo ra khí SO2 có mùi hắc.

PTHH: S + O2 → SO2.

Số oxi hóa của S tăng từ 0 → +4 nên S là chất khử.

Số oxi hóa của O giảm từ 0 xuống -2 nên O là chất oxi hóa.

Giải thích hiện tượng: S bị oxi hóa bởi O2 tạo SO2 có mùi hắc.

 

Xem đáp án và giải thích
Một dung dịch CuSO4 có khối lượng riêng là 1,206g/ml. Khi cô cạn 165,84ml dung dịch này người ta thu được 36g CuSO4. Hãy xác định nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một dung dịch CuSO4 có khối lượng riêng là 1,206g/ml. Khi cô cạn 165,84ml dung dịch này người ta thu được 36g CuSO4. Hãy xác định nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 đã dùng.


Đáp án:

   Khối lượng dung dịch CuSO4 ban đầu:

   mdd = V.D = 165,84.1,206=200(g)

   Nồng độ % của dung dịch CuSO4:

   C% = (36/200).100 = 18%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…