Có 6 lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch loãng của các muối cùng nồng độ sau : Mg(NO3)2,MgCl2,MgSO4,CuSO4,CuCl2,Cu(NO3)2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 6 lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch loãng của các muối cùng nồng độ sau :





Đáp án:

Bước 1 : Dùng các thuốc thử  để phân biệt các gốc sunfat, clorua, nitrat.

Tiến hành như sau : Cho dung dịch  vào các ống nghiệm đựng dung dịch thử. Nếu có kết tủa trắng, đó là  , không có hiện tượng gì là muối clorua và muối nitrat.

Cho dung dịch AgNO3 vào các ống nghiệm đựng muối clorua và muối nitrat. Nếu có kết tủa trắng, đó là , không có hiện tượng gì là muối nitrat.

Bước 2 : Dùng đinh sắt nhận biết magie và đồng.

Tiến hành như sau : Thả đinh sắt lần lượt vào từng cặp muối của magie hoặc của đồng. Nếu có chất rắn màu đỏ bám vào đinh sắt, đó là các muối của đồng :  . Nếu không có hiện tượng gì là muối của magie : .

 




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho phản ứng thuận nghịch sau: 2NaHCO3(r) ⇌ Na2CO3(r) + CO2(k) + H2O(k); ΔH = 129kJ Có thể dùng những biện pháp gì để chuyển hóa nhanh và hoàn toàn NaHCO3 thành Na2CO3?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho phản ứng thuận nghịch sau:

2NaHCO3(r) ⇌ Na2CO3(r) + CO2(k) + H2O(k); ΔH = 129kJ

Có thể dùng những biện pháp gì để chuyển hóa nhanh và hoàn toàn NaHCO3 thành Na2CO3?


Đáp án:

Biện pháp để cân bằng chuyển dịch hoàn toàn theo chiều thuận:

Đun nóng.

- Giảm áp suất bằng cách thực hiện phản ứng trong bình hở.

Xem đáp án và giải thích
Tiến hành thí nghiệm sau: a) Cho bột Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư b) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3 tỷ lệ mol 1: 1 c) Cho Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch NaOH theo tỷ lệ mol 1:1 d) Cho AlCl3 tác dụng với dung dịch NaOH dư e) Sục khí CO2 đến dư vào dụng dịch Ba(OH)2 g) Cho bột Al dư vào dung dịch HNO3 loãng (phản ứng không thu được chất khí) Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm dung dịch chứa hai muối là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tiến hành thí nghiệm sau:

  1. a) Cho bột Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3
  2. b) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3 tỷ lệ mol 1: 1
  3. c) Cho Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch NaOH theo tỷ lệ mol 1:1
  4. d) Cho AlCl3 tác dụng với dung dịch NaOH dư
  5. e) Sục khí CO2 đến dư vào dụng dịch Ba(OH)2
  6. g) Cho bột Al dư vào dung dịch HNO3 loãng (phản ứng không thu được chất khí)

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm dung dịch chứa hai muối là


Đáp án:

  1. a) Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4 => CuSO4, FeSO4, Fe2(SO4)3
  2. b) 2KHSO4 + 2NaHCO3 → K2SO4 + Na2SO4 + 2H2O +2CO2 => K2SO4, Na2SO4
  3. c) Ba(HCO3)2 + NaOH → BaCO3 + NaHCO3 + H2O => NaHCO3
  4. d) AlCl3 + 4NaOH → NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O => NaAlO2, NaCl
  5. e) CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2 => Ba(HCO3)2
  6. g) 8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O => Al(NO3)3, NH4NO3

=> Đáp án là 3

Xem đáp án và giải thích
Về tính chất hoá học, crom giống và khác với nhôm như thế nào ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Về tính chất hoá học, crom giống và khác với nhôm như thế nào ?



Đáp án:

Tính chất hóa học của Al và Cr:

* Giống nhau: - Đều phản ứng với phi kim, HCl, H2SO4 (l)

- Đều có màng oxit bảo vệ bền trong không khí và thực tế là không phản ứng với nước

- Đều bị thụ động trong HNO3, H2SO4 (đ, nguội)

* Khác nhau: nhôm chỉ có một trạng thái số oxi hóa là +3 còn crom có nhiều trạng thái số oxi hóa, khi phản ứng với HCl, H2SO4 (l) cho hợp chất Al(III) còn Cr(II)

- Nhôm có tính khử mạnh hơn nên nhôm khử được crom(III)oxit.

 




Xem đáp án và giải thích
Có những cụm từ sau: Sự cháy, phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp, phản ứng tỏa nhiệt. Hãy chọn những cụm từ nào thích hợp để vào những chỗ trống trong các câu sau: a) …… là phản ứng hóa học, trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chât ban đầu. b) …… là phản ứng hóa học có sinh nhiệt trong quá trình xảy ra. c) …. là phản ứng hóa học trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới. d) …….là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. Đối với mỗi câu trên hãy dẫn ra một phương trình hóa học để minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những cụm từ sau: Sự cháy, phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp, phản ứng tỏa nhiệt. Hãy chọn những cụm từ nào thích hợp để vào những chỗ trống trong các câu sau:

   a) …… là phản ứng hóa học, trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chât ban đầu.

   b) …… là phản ứng hóa học có sinh nhiệt trong quá trình xảy ra.

   c) …. là phản ứng hóa học trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới.

   d) …….là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.

   Đối với mỗi câu trên hãy dẫn ra một phương trình hóa học để minh họa.


Đáp án:

  a) Phản ứng hóa hợp:

   VD: Na2O + H2O → 2NaOH

   b) Phản ứng tỏa nhiệt:

   VD: C + O2 → CO2 + Q

   c) Phản ứng phân hủy:

CaCO3 --t0--> CaO + CO2

 d) Sự cháy:

   VD: S + O2 → SO2

 

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vủa đủ với dung dịch NaOH 32,0% tạo ra muối Na2HPO4 a) Viết Phương trình hóa học. b) Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng. c) Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vủa đủ với dung dịch NaOH 32,0% tạo ra muối Na2HPO4

a) Viết Phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng.

c) Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được.


Đáp án:

nP = 0,2 mol

4P + 5O2 → 2P2O5

0,2                      0,1

P2O5 + 4NaOH → 2NaHPO4 + H2O

0,1               0,4              0,2

Theo pt: nNaOH = 2.nP2O5 = 0,4 mol

Khối lượng dung dịch NaOH 32% đã dùng:

mddNaOH = [0,4.40.100]/32 = 50g

Khối lượng dung dịch sau phản ứng:

mdd = mp,05 + mddNaOH = 0,1.142 + 50 = 64,2 (g)

Nồng độ phần trăm của dung dịch Na2HPO4 là:  C%(Na2HPO4) = [0,2.142.100] : 64,2 = 44,24%

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…