Hoà tan 7,584 gam một muối kép của nhôm sunfat có dạng phèn nhôm hoặc phèn chua vào nước ấm được dung dịch A. Đổ từ từ 300 ml dung dịch NaOH 0,18M vào dung dịch trên thì thấy có 0,78 gam kết tủa và không có khí thoát ra. Kim loại hoá trị I trong muối trên là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan 7,584 gam một muối kép của nhôm sunfat có dạng phèn nhôm hoặc phèn chua vào nước ấm được dung dịch A. Đổ từ từ 300 ml dung dịch NaOH 0,18M vào dung dịch trên thì thấy có 0,78 gam kết tủa và không có khí thoát ra. Kim loại hoá trị I trong muối trên là gì?


Đáp án:

Công thức của phèn chua hoặc phèn nhôm có dạng: M2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

Tính ra nAl2(SO4)2 = 0,008 mol

Mphèn = 948

Suy ra M là Kali

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khi đun nóng dung dịch canxi hidrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Khi đun nóng dung dịch canxi hidrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là bao nhiêu?


Đáp án:

(Hệ số tỉ lượng của phản ứng hóa học là số chỉ số nguyên tử, phân tử và ion của các chất tham gia tương tác được ghi trong phương trình phản ứng hóa học. Hay nói cách khác thì đó chính là các hệ số cân bằng trong phương trình hóa học.)

 Ca(HCO3)2   --t0--> CaCO3 + CO2 + H2O

⇒ Tổng hệ số = 1 + 1 + 1 + 1 = 4

Xem đáp án và giải thích
Pin điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 0,75M bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện không đổi I = 5A, đến khi khối lượng dung dịch giảm 13,35 gam thì dừng điện phân. Thời gian điện phân là ?

Đáp án:
  • Câu A. 9650 giây

  • Câu B. 7720 giây

  • Câu C. 6755 giây

  • Câu D. 8685 giây

Xem đáp án và giải thích
Cho 100 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi cân nặng 2,55g. Tính nồng độ dung dịch NaOH ban đầu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 100 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi cân nặng 2,55g. Tính nồng độ dung dịch NaOH ban đầu.


Đáp án:

Số mol AlCl3 là nAlCl3 = 0,1. 1 = 0,1 (mol)

Số mol Al2O3 là nAl2O3 = 0,025 mol

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl (1)

0,1(mol)                0,1(mol)

2Al(OH)3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2O (2)

0,05(mol)

2 Al(OH)3 -to→ Al2O3 + 3H2O (3)

0,05(mol)           0,025(mol)

Theo pt(3) ta thấy nAl(OH)3 = 2. nAl2O3 = 2. 0,025 = 0,05 (mol)

Như vậy đã có: 0,1 - 0,05 = 0,05 (mol) Al(OH)3 đã bị hòa tan ở pt (2)

Từ (1) và (2) số mol NaOH = 3.0,1 + 0,05 = 0,35 (mol)

Nồng độ mol/l C(M(NaOH)) = 0,35/0,2 = 1,75M

Xem đáp án và giải thích
Cho 8,3 g hỗn hợp bột các kim loại Fe và Al tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 8,4 lít H2 đo ở 136,5oC và 760 mm Hg. a) Tính thành phần phần trăm các kim loại trong hỗn hợp ban đầu theo số mol và theo khối lượng. b) Tính tổng số mol electron mà kim loại đã nhường.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 8,3 g hỗn hợp bột các kim loại Fe và Al tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 8,4 lít H2 đo ở 136,5oC và 760 mm Hg.

a) Tính thành phần phần trăm các kim loại trong hỗn hợp ban đầu theo số mol và theo khối lượng.

b) Tính tổng số mol electron mà kim loại đã nhường.





Đáp án:

a. Ta có nH2 = (8,4.1) : (0,082.409,5) = 0,25 mol

Gọi Al (x mol), Fe (y mol)

=> 27x + 56y = 8,3

BT e ta có: 3x + 2y = 0,25.2 => x = y = 0,1

Thành phần % theo số mol : 50% Al, 50% Fe.

Thành phần % theo khối lượng : 67,47% Fe, 32,53% Al

b) Tổng số mol electron mà kim loại đã nhường là 0,5 mol.




Xem đáp án và giải thích
Trình bày cách nhận biết các ion trong các dung dịch riêng rẽ sau: Ba2+, Fe3+, Cu2+.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày cách nhận biết các ion trong các dung dịch riêng rẽ sau: Ba2+, Fe3+, Cu2+.


Đáp án:

Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào 3 mẫu thử, mẫu thử nào có kết tủa màu nâu đỏ thì mẫu thử đó chứa ion Fe3+

Fe3+ + 3NH3 + 3H2O → Fe(OH)3 ↓ + 3NH4+

Mẫu thử nào lúc đầu xuất hiện kết tủa màu xanh lục, sau đó kết tủa tan ra cho dung dịch màu xanh thẫm thì mẫu thử đó chứa ion Cu2+

Cu2+ + 2 NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 ↓ + 2NH4+

Cu(OH)2 ↓ + 4NH3→ [Cu(NH3)4](OH)2

Cho dung dịch H2SO4 vào mẫu thử còn lại nếu có kết tủa trắng, không tan trong axit dư, mẫu thử đó chứa ion Ba2+

Ba2+ + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2H+

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…