Một loại rượu có khối lượng riêng D = 0,92 g/ml thì độ rượu là bao nhiêu ? Biết khối lượng riêng của H2O và C2H5OH lần lượt là 1 và 0,8 g/ml (bỏ qua sự co dãn thể tích sau khi trộn)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một loại rượu có khối lượng riêng D = 0,92 g/ml thì độ rượu là bao nhiêu ? Biết khối lượng riêng của H2O và C2H5OH lần lượt là 1 và 0,8 g/ml (bỏ qua sự co dãn thể tích sau khi trộn)


Đáp án:

Giả sử có 100ml dung dịch rượu có x ml C2H5OH nguyên chất và y ml nước → x + y = 100

Khối lượng của 100 ml dung dịch rượu là 0,8x + y

Khối lượng riêng của dung dịch rượu là → (0,8x + y)/100 = 0,92 → 0,8x + y = 92

Giải hệ ⇒ x = 40 , y = 60

Vậy độ rượu của dung dịch là 40o

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tính khối lượng glucozơ đem lên men rượu, biết rằng khi cho toàn bộ sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào 1 lít dung dịch NaOH 2M (D= 1,05 g/ml) thì thu được dung dịch hỗn hợp hai muối có tổng nồng độ là 12,27%. Hiệu suất của quá trình lên men là 70%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng glucozơ đem lên men rượu, biết rằng khi cho toàn bộ sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào 1 lít dung dịch NaOH 2M (D= 1,05 g/ml) thì thu được dung dịch hỗn hợp hai muối có tổng nồng độ là 12,27%. Hiệu suất của quá trình lên men là 70%.



Đáp án:

     (1)

a mol                                                          2a mol

                           (2)

x mol            x mol           x mol

              (3)

y mol                2y mol      y mol

Ta có: x + 2y = 2

(84x + 106y)/(1050 + 44(x + y)).100 = 12,27

=> x = 1 và y = 0,5

Tổng số mol nCO2= 1,5 mol.

Theo (1) số mol nC6H12O6 = 1,5 : 2 = 0,75 mol

Khối lượng glucozơ bị lên men = 0,75.180 = 135 (g).

 Khối lượng glucozơ đưa vào quá trình lên men: m = (135.100) : 70 = 192,86g









Xem đáp án và giải thích
Cho các kim loại kẽm, nhôm, sắt lần lượt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng. a) Viết các phương trình phản ứng. b) Cho cùng một khối lượng các kim loại trên tác dụng hết với axit sunfuric? Kim loại nào cho nhiều khi hiđro nhất? c) Nếu thu được cùng một thể tích khí hiđro thì khối lượng kim loại nào nhỏ nhất?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các kim loại kẽm, nhôm, sắt lần lượt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng.

a) Viết các phương trình phản ứng.

b) Cho cùng một khối lượng các kim loại trên tác dụng hết với axit sunfuric? Kim loại nào cho nhiều khi hiđro nhất?

c) Nếu thu được cùng một thể tích khí hiđro thì khối lượng kim loại nào nhỏ nhất?


Đáp án:

) Phương trình phản ứng:

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Fe + H2SO4loãng → FeSO4 + H2

2Al+ 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

b) Giả sử cho cùng một khối lượng là a g kim loại kẽm sắt và nhôm

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2     (1)

Fe + H2SO4loãng → FeSO4 + H2     (2)

2Al+ 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2     (3)

Ta có nFe = a/56; nZn = a/65; nAl = a/27

Theo pt nH2 (1) = nZn = a/65 mol

Theo pt nH2 (2) = 3/2.nAl = a/18 mol

Như vậy ta nhận thấy a/18>a/56>a/65 

⇒ nH2 (3) > nH2 (2) > nH2 (1)

Như vậy cho cùng một lượng kim loại tác dụng với axit H2SO4 loãng dư thì nhôm cho nhiều khí hidro hơn, sau đó đến sắt và ít nhất là kẽm

c) Nếu thu được cùng một lượng khí hidro thì khối lượng kim loại ít nhất là nhôm, sau đó đến sắt, cuối cùng là kẽm.

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Bài tập về phản ứng oxi hóa - khử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho từng chất Fe, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt tác dụng với H2SO4 đặc nóng. Số phản ứng thuộc loại oxi hóa - khử là:


Đáp án:
  • Câu A. 8

  • Câu B. 6

  • Câu C. 7

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan 0,12 mol FeCl3, 0,15 mol MgS04 và 0,16 mol A12(S04)3 vào dung dịch chứa 0,4 moi H2SO4 và 0,1 mol HCl được dung dịch X. Cho 254 ml dung dịch NaOH 10M vào X được m gam kết tủa. Xác định giá trị của m.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan 0,12 mol FeCl3, 0,15 mol MgS04 và 0,16 mol A12(S04)3 vào dung dịch chứa 0,4 moi H2SO4 và 0,1 mol HCl được dung dịch X. Cho 254 ml dung dịch NaOH 10M vào X được m gam kết tủa. Xác định giá trị của m.



Đáp án:

Fe3+ = 0,12 mol  n Mg2+ = 0,15 mol n Al3+ = 0,32 mol

 n H=0,9 mol  n OH- = 2,54 mol

Khi cho NaOH vào dd X thì:

(1) H+ + OH→ H2O

→ n OH- = n H+ = 0,9mol

(2) Fe3+ + 3OH-  → Fe(OH)3

→ n OH- = 3n Fe3+ = 3.0,12= 0,36mol

(3) Mg2+ + 2OH → Mg(OH)2 ↓

→ n OH- = 2 n Mg2+ = 2.0,15=0,3mol

Từ (1),(2) và (3) → n OH- (dư) =2,54- 0,9- 0,36- 0,3= 0,98 mol

(4) Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

→ n OH- = 3n Al3+ = 3.0,32=0,96 mol

Do OH- dư 0,02 mol nên tiếp tục có pứ:

(5) Al(OH)3 + OH→ AlO2+ 2H2O

→ n Al(OH)3 = 0,32 -0,02= 0,3 mol

Vậy kết tủa gồm Fe(OH)3: 0,12 mol, Mg(OH)2: 0,15 mol, Al(OH)3: 0,3 mol

→ m ↓= 0,12.107+ 0,15.58+ 0,3.78 = 44,94g



Xem đáp án và giải thích
Một loại quặng trong tự nhiên đã loại bỏ hết tạp chất. Hoà tan quặng này trong axit HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng xuất hiện (không tan trong axit). Quặng đó là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một loại quặng trong tự nhiên đã loại bỏ hết tạp chất. Hoà tan quặng này trong axit HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng xuất hiện (không tan trong axit). Quặng đó là gì?


Đáp án:

Quặng + HNO3 → khí NO2 + dung dịch X -+BaCl2 kết tủa trắng

Quặng đó là  Pyrit (FeS2).

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…