Nhận biết
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khi cho Mg tác dụng với clorua sẽ tạo thành sản phẩm có màu gì?

Đáp án:
  • Câu A. xanh lục.

  • Câu B. màu trắng. Đáp án đúng

  • Câu C. màu đen

  • Câu D. màu nâu đen

Giải thích:

Mg + Cl2 --> MgCl2 Khi cho Mg tác dụng với clorua sẽ tạo thành sản phẩm có màu trắng. => Đáp án B.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về điều chế polime bằng phản ứng trùng ngưng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Nhóm các vật liệu được chế tạo từ polime trùng ngưng là


Đáp án:
  • Câu A. tơ axetat, nilon-6,6, poli(vinylclorua)

  • Câu B. cao su, nilon-6,6; tơ nitron

  • Câu C. nilon-6,6; tơ lapsan; thủy tinh Plexiglas

  • Câu D. nilon-6,6; tơ lapsan; nilon-6

Xem đáp án và giải thích
Hãy điền Đ(đúng) hoặc S(sai) vào dấu [] ở mỗi câu sau đây: a) Tecpen là sản phẩm trùng hợp với isoprene. [] b) Tinh dầu thảo mộc là hỗn hợp các tecpen và dẫn xuất chứa oxi của chúng. [] c) Trong tinh dầu thảo mộc có nhiều tecpen và dẫn xuất chứa oxi của chúng. [] d) Trong kẹo cao su bạc hà có trộn tinh dầu bạc hà. [] e) Trong kẹo cao su bạc hà có mentol và menton. [] f) Trong kem đánh rang mùi bạc hà màu xanh, có trộng lá bạc hà nghiền nhỏ. [] g) Nước hoa là dung dịch tinh dầu thơn tách từ hoa quả thực vật. [] h) Nược hoa là dung dịch có chứa các chất thơm thiên nhiên hoặc tổng hợp và các chất phụ trợ khác. [] i) Dầu gió chế từ tinh dầu thảo mộc. []
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền Đ(đúng) hoặc S(sai) vào dấu [] ở mỗi câu sau đây:

a) Tecpen là sản phẩm trùng hợp với isoprene.      []

b) Tinh dầu thảo mộc là hỗn hợp các tecpen và dẫn xuất chứa oxi của chúng.      []

c) Trong tinh dầu thảo mộc có nhiều tecpen và dẫn xuất chứa oxi của chúng.      []

d) Trong kẹo cao su bạc hà có trộn tinh dầu bạc hà.      []

e) Trong kẹo cao su bạc hà có mentol và menton.      []

f) Trong kem đánh rang mùi bạc hà màu xanh, có trộng lá bạc hà nghiền nhỏ.     []

g) Nước hoa là dung dịch tinh dầu thơn tách từ hoa quả thực vật.      []

h) Nược hoa là dung dịch có chứa các chất thơm thiên nhiên hoặc tổng hợp và các chất phụ trợ khác.     []

i) Dầu gió chế từ tinh dầu thảo mộc.      []


Đáp án:

a) S

b) S

c) Đ

d) Đ

e) Đ

f) S

g) S

h) Đ

i) Đ

Xem đáp án và giải thích
Bài tập nhận biết dung dịch hợp chất hữu cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ và anđehit axetic có thể dùng chất nào trong các chất sau làm thuốc thử ?


Đáp án:
  • Câu A. Cu(OH)2/ OH

  • Câu B. NaOH

  • Câu C. HNO3

  • Câu D. AgNO3 / NH3

Xem đáp án và giải thích
Để làm sạch một mẫu thủy ngân có lẫn tạp chất là kẽm, thiếc, chì người ta khuấy mẫu thủy ngân này trong dung dịch HgSO4 dư. a. Hãy giải thích phương pháp làm sạch và viết phương trình hóa học. b. Nếu bạc có lẫn tạp chất là kim loại nói trên, hãy làm cách nào để loại bỏ được tạp chất? Viết phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để làm sạch một mẫu thủy ngân có lẫn tạp chất là kẽm, thiếc, chì người ta khuấy mẫu thủy ngân này trong dung dịch HgSO4 dư.

a. Hãy giải thích phương pháp làm sạch và viết phương trình hóa học.

b. Nếu bạc có lẫn tạp chất là kim loại nói trên, hãy làm cách nào để loại bỏ được tạp chất? Viết phương trình hóa học.


Đáp án:

a. Khuấy mẫu thủy ngân trong dung dịch HgSO4 có các phản ứng

HgSO4 + Zn → ZnSO4 + Hg

HgSO4 + Sn → SnSO4 + Hg

HgSO4 + Pb → PbSO4 + Hg

Như vậy các tạp chất Zn, Sn, Pb bị hòa tan hết. Lọc lấy thu thủy ngân tinh khiết.

b, Nếu bạc có lẫn các kim loại nói trên cho hỗn hợp vào dung dịch AgNO3. Sẽ có các phản ứng xảy ra:

Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag↓

Sn + 2AgNO3 → Sn(NO3)2 + 2Ag↓

Pb + 2AgNO3 → Pb(NO3)2 + 2Ag↓

Khi đó các kim loại bị hòa tan hết trong dung dịch AgNO3 lọc lấy kết tủa thu được Ag tinh khiết

Xem đáp án và giải thích
Ô nhiễm môi trường đất là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ô nhiễm môi trường đất là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất?


Đáp án:

Đất là một hệ sinh thái , khi có mặt một số vật chất và hàm lượng của chúng vượt quá giới hạn thì hệ sinh thái sẽ mất cân bằng và môi trường đất bị ô nhiễm.

Nguyên nhân:

Nguồn gốc tự nhiên: núi lửa, ngập úng do thủy triều

Nguồn gốc do con người: có thể phân loại theo tác nhân gây ô nhiễm: tác nhân hóa học, tác nhân vật lý.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…