Có bốn lọ mất nhãn đựng bốn dung dịch K2SO3, K2SO4, (NH4)2SO3, (NH4)2SO4. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch này.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có bốn lọ mất nhãn đựng bốn dung dịch K2SO3, K2SO4, (NH4)2SO3, (NH4)2SO4. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch này.


Đáp án:

- Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử cho mỗi thí nghiệm.

- Lần lượt nhỏ dung dịch HCl vào các mẫu thử. Hai mẫu thử có khí bay ra K2SO3, (NH4)2SO4 (nhóm 1) theo phản ứng:

K2SO4 + 2HCl → 2KCl + H2O + SO2

(NH4)2SO3 + 2HCl → 2NH4Cl + SO2↑ +H2O

Hai mẫu thử còn lại không hiện tượng gì (nhóm 2).

- Nhỏ tiếp dung dịch NaOH lần lượt vào hai nhóm mẫu thử, mẫu thử có khí bay ra (NH4)2SO3 (đối với nhóm 1) và (NH4)2SO4 (đối với nhóm 2) theo phản ứng:

(NH4)2SO3 + 2NaOH → Na2SO3 + 2NH3↑ + 2H2O

(NH4)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2NH3↑ + 2H2O

Từ đó suy ra chất còn lại ở mỗi nhóm.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Xác định trường hợp sắt không bị ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có những cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau, khi xảy ra sự ăn mòn điện hóa thì trong cặp nào sắt không bị ăn mòn :


Đáp án:
  • Câu A. Fe-Sn

  • Câu B. Fe-Zn

  • Câu C. Fe-Cu

  • Câu D. Fe-Pb

Xem đáp án và giải thích
Bài toán vô cơ tổng hợp
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 21,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, FeO, Cu(NO3)2 cần dùng hết 430 ml dung dịch H2SO4 1M thu được hỗn hợp khí Y (đktc) gồm 0,06 mol NO và 0,13 mol H2, đồng thời thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Cô cạn dung dịch Z thu được 56,9 gam muối khan. Thành phần phần trăm của Al trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất là:


Đáp án:
  • Câu A. 25,5%

  • Câu B. 18,5%

  • Câu C. 20,5%

  • Câu D. 22,5%

Xem đáp án và giải thích
Có năm lọ không dán nhãn đựng riêng từng dung dịch của các chất sau đây : Al(NO3)3, NH4NO3, AgNO3, FeCl3, KOH. Không được dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nêu cách nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã được dùng để nhận biết.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có năm lọ không dán nhãn đựng riêng từng dung dịch của các chất sau đây : Al(NO3)3NH4NO3, AgNO3, FeCl3, KOH. Không được dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nêu cách nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã được dùng để nhận biết.



Đáp án:

Nhận biết được dung dịch FeCl3 do có màu vàng, các dung dịch còn lại đều không màu.

- Nhỏ dung dịch FeCl3 vào từng dung dịch trong ống nghiêm riêng. Nhận ra được dung dịch AgNO3 do xuất hiện kết tủa trắng AgCl và nhận ra được dung dịch KOH do tạo thành kết tủa Fe(OH)3 màu nâu đỏ :

FeCl3 + 3AgNO3  3AgCl + Fe(NO3)3

FeCl3 + 3KOH  Fe(OH)3 + 3KCl

- Nhỏ từ từ dung dịch KOH vừa nhận biết được cho đến dư vào từng dung dịch còn lại là Al(NO3)3 và NH4NO3 :

Ở dung dịch nào xuất hiện kết tủa keo màu trắng, sau đó kết tủa keo tan khi thêm dung dịch KOH, dung dịch đó là Al(NO3)3 :

Al(NO3)3 + 3KOH  Al(OH)3 + 3KNO3

Al(OH)3 + KOH  KAlO2(dd) + 2H2O

Ở dung dịch nào có khí mùi khai bay ra khi đun nóng nhẹ, dung dịch đó là NH4NO3 :




Xem đáp án và giải thích
Thí nghiệm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Sục khí axetilen vào dung dịch KMnO4 loãng. (b)Cho hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng. (c) Sục khí etilen vào dung dịch Br2 trong CCl4. (d)Cho Buta-1,3-đien vào dung dịch AgNO3, trong NH3 dư, đun nóng. (e) Cho Na vào ancol etylic. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 4

  • Câu C. 5

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng? a) AgNO3 + Na3PO4 → b) NaOH + NH4Cl → c) KNO3 + Na2SO4 → d) NaOH + NaH2PO4 →

Đáp án:
  • Câu A. (d)

  • Câu B. (b)

  • Câu C. (c)

  • Câu D. (a)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…