Điện phân (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) dung dịch muối nitrat của một kim loại M (có hóa trị không đổi). Sau thời gian t giây, khối lượng dung dịch giảm 6,96 gam và tại catot chỉ thu được a gam kim loại M. Sau thời gian 2t giây, khối lượng dung dịch giảm 11,78 gam và tại catot thoát ra 0,224 lít khí (đktc). Giá trị của a là
Câu A. 8,64.
Câu B. 6,40.
Câu C. 6,48. Đáp án đúng
Câu D. 5,60.
Kim loại M hóa trị x . Đặt x/M = k Trong t giây tại mỗi điện cực trao đổi ne = a/M = ka => nO2 = ka/4 ; => a + 32ka/4 = 6,96 ; => a + 8ka = 6.96 (1) Trong 2t giây thì số mol e trao đổi ở mối điện cực là 2ka Tại catot: nH2 = 0,01 => nM = (2ka – 0,02)/x ; Tại anot: nO2 = 2ka/4 = ka/2 ; => 0,01 . 2 + M (2ka – 0,02 )/x + 32ka/2 = 11,78 ; => (2ka – 0,02)/k + 16ka = 11,76 ; => a – 0,01/k + 8ka = 5,88 (2) Thế (1) vào (2) => 6,96 – 0,01/k = 5,88 ; => k = 1/108 ; Từ (1 ) => a = 6,48g ; Ta có x/M = 1/108 ; => x = 1 và M = 108 Đáp án C
Hợp chất X chứa (C,H,O) có 5 liên kết pi trong phân tử, X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1: 3. Đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam X cần dùng vừa đủ 15,68 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 5,4 gam nước. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 6,9 gam X trong 100 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được khối lượng chất rắn bằng bao nhiêu?
Ta có: nO2 = 15,68/22,4 = 0,7 mol; nH2O = 5,4/18 = 0,3 mol; nNaOH = 0,1.2 = 0,2 mol
Thí nghiệm 1: Đốt cháy X
Bảo toàn khối lượng: mX + mO2 = mCO2 + mH2O
→ 13,8 + 0,7.32 = mCO2 + 5,4 → = 30,8 g → nCO2 = 30,8/44 = 0,7 mol
Bảo toàn nguyên tố oxi:
nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O → nO(X) + 2.0,7 = 2.0,7 + 0,3 → nO(X) = 0,3 mol
Gọi công thức của X là
Ta có: x: y: z = 0,7: 0,6: 0,3 = 7: 6: 3
→ Công thức đơn giản nhất của X là C7H6O3
→ Công thức phân tử của X là (C7H6O3)n
Vì X có 5 liên kết π trong phân tử nên k = 5 → 4n + 1 = 5 → n =1
→ Công thức phân tử của X là C7H6O3
Vì X phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1:3
→ Công thức cấu tạo của X là HCOOC6H4OH
Thí nghiệm 2: 6,9 gam X tác dụng với 0,2 mol NaOH: nX = 6,9/138 = 0,05 mol
HCOOC6H4OH (0,05) + 3NaOH (0,2) → HCOONa (0,05) + ONaC6H4ONa (0,05) + 2H2O
→ Chất rắn gồm: HCOONa: 0,05 mol; NaOC6H4ONa: 0,05 mol và NaOH: 0,2 – 0,05.3 = 0,05 mol
→ mrắn = 0,05.68 + 154.0,05 + 40.0,05 = 13,1 g
Để sản xuất ancol etylic, người ta dùng nguyên liệu là mùn cưa và vỏ bào từ gỗ chứa 50% xenlulozo. Nếu muốn điều chế 1 tấn ancol etylic, hiệu suất quá trình là 70%, thì khối lượng nguyên liệu mà nhà máy đó cần dùng là bao nhiêu?
Ta có: mC2H5OH lý thuyết = 1.100/70 = 100/70 (tấn)
Câu A. FeCl2.
Câu B. CrCl3.
Câu C. MgCl2.
Câu D. FeCl3.
Một nguyên tử của nguyên tố X có 75 electron và 110 nơtron. Hỏi kí hiệu nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố X?
Theo đề bài, trong (X) có 75 electron và 110 nơtron.
=> Z = 75 và A = 75 + 110 = 185.
=> 18575X
Cho các sơ đồ phản ứng sau:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Al(OH)3+ H2SO4 → Al2(SO4) + H2O
a) Lập phương trình hóa học của phản ứng có sơ đồ trên
b) Gọi tên các muối tạo thành
a) Phương trình hóa học:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O
b) Gọi tên các muối tạo thành:
NaCl: Natri clorua
Al2(SO4)3: Nhôm sunfat
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB