Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn 10 ml một este cần dùng hết 45 ml O2, thu được VCO2: VH2O = 4 : 3. Ngưng tụ sản phẩm cháy thấy thể tích giảm 30 ml. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. Công thức của este đó là:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Câu 1.

Đốt cháy hoàn toàn 10 ml một este cần dùng hết 45 ml O2, thu được VCO2: VH2O = 4 : 3. Ngưng tụ sản phẩm cháy thấy thể tích giảm 30 ml. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. Công thức của este đó là:

Câu 2.

Đốt cháy hoàn toàn m gam este đơn chức X cần 11,2 lít khí oxi (đktc) thu được 24,8 gam hỗn hợp CO2 và nước có tỉ khối so với H2 là 15,5. Công thức phân tử của X là:

Câu 3.

Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí ở đktc. Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được một chất rắn. Tính khối lượng bột sắt đã dùng trong hai trường hợp nói trên và khối lượng chất rắn thu được.


Đáp án:
  • Câu A. C8H6O4

  • Câu B. C4H6O2. Đáp án đúng

  • Câu C. C4H8O2

  • Câu D. C4H6O4.

Giải thích:

Câu 1.

Ngưng tụ sản phẩm cháy thì thể tích giảm đi 30 ml. Đây chính là thể tích của nước.

Ta có VH2O = 30 ml suy ra VCO2= 40 ml

Đặt công thức của este X là CxHyOz

Phương trình đốt cháy:

CxHyOz + (x + y/4 – z/2) O2 → x CO2+ y/2 H2O

10 ml →10(x+ y/4-z/2)                10x    10.y/2 ml

Vậy VCO2 = 10x = 40 ml

=> x = 4.

VH2O = 10.y/2= 30

=> y = 6

VO2 = 10.(x + y/4 - z/2) = 45 ml

=> z = 2

Vậy công thức phân tử của este X là C4H6O2

Câu 2.

Đặt nCO2= x mol; nH2O= y mol

Ta có: mhỗn hợp= 44x + 18y = 24,8 gam;

Mhh = 15,5.2 = 31

nhỗn hợp= x + y= 24,8/31= 0,8 mol

Giải hệ trên ta có x = 0,4 và y= 0,4

Do nCO2= nH2O nên este X là este no, đơn chức, mạch hở có công thức là CnH2nO2

CnH2nO2 + (3n - 2)/2O2 → nCO2+ nH2O

a → a.(3n-2)/2 an mol

Ta có nCO2 = an = 0,4 mol;

nO2 = a(3n-2)/2 = 0,5 mol

Suy ra a = 0,1, n = 4.

Vậy công thức phân tử của X là C4H8O2.

Câu 3.

Số mol H2 là nH2 = 0,56 / 22,4 = 0,025 (mol)

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Theo pt nFe = nH2 = 0,025(mol) → mFe = 0,025 x 56 = 1,4(g)

Lượng Fe gấp đôi khi đó số mol Fe là : 0,05 (mol)

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

nFe = 0,05 mol.

Khối lượng Fe đã dùng mFe = 0,05 x 56 = 2,8 (g)

Khối lượng chất rắn m = mCu = 0,05 x 64 = 3,2 (g)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozo sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc với dung dịch thu được. Tính khối lượng Ag kết tủa
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozo sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc với dung dịch thu được. Tính khối lượng Ag kết tủa?


Đáp án:

nsaccarozo = 34,2:342 = 0,1 (mol)

C12H22O11 + H2O (H+ ) → C6H12O6+ C6H12O6

CH2OH-[CHOH]4CHO+ 2[Ag(NH3)2]OH (to) → CH2OH-(CHOH)4-COONH4 + 3NH3+ 2H2O + 2Ag (kết tủa)

Số mol bạc nAg = 2nglucozo = 2nsaccarozo = 0,2 mol

=> Khối lượng bạc là: 0,2.108 = 21,6 (gam)

Xem đáp án và giải thích
Trong phản ứng nhiệt phân các muối NH4NO2 và NH4NO3 số oxi hoá của nitơ biến đổi như thế nào? Nguyên tử nitơ trong ion nào của muối đóng vai trò chất khử và nguyên tử nitơ trong ion nào của muối đóng vai trò chất oxi hoá?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phản ứng nhiệt phân các muối NH4NO2 và NH4NO3 số oxi hoá của nitơ biến đổi như thế nào? Nguyên tử nitơ trong ion nào của muối đóng vai trò chất khử và nguyên tử nitơ trong ion nào của muối đóng vai trò chất oxi hoá?


Đáp án:

Phản ứng nhiệt phân:

Trong hai phản ứng trên số oxi hoá của nitơ trong mỗi phản ứng đều thay đổi. Trong mỗi phân tử muối một nguyên tử nitơ có số oxi hoá tăng, một nguyên tử có số oxi hoá giảm, đây là phản ứng oxi hoá khử nội phân tử.Ở cả hai phản ứng nitơ nguyên tử trong ion NH+4 đều là chất khử (chất cho e) nitơ từ số oxi hoá -3 tăng lên 0 ở phản ứng (1) và lên +1 ở phản ứng (2).Nguyên tử nitơ trong ion NO2- và NO3- là chất oxi hoá (chất nhận e). Ở phản ứng (1) số oxi hoá của N từ +3 (trong NO2- ) xuống 0 và ở phản ứng (2) số oxi hoá của nitơ từ +5 (trong NO3-) xuống +1.

Xem đáp án và giải thích
a) Điền các số thích hợp vào bảng. Hidrocacbon CTPT Số nguyên tử H ít hơn ankan tương ứng Số liên kết pi (π) Số vòng (V) Tổng số π+V Ankan CnH2n+2 0 0 0 0 Anken CnH2n 2 1 0 1 Monoxicloankan CnH2n Ankađien CnH2n-2 Ankin CnH2n-2 Oximen(*) C10H16 Limone(*) C10H16 (*) công thức cấu tạo cho ở bài “khái niệm về tecpen”. (**) dùng kí hiệu (π+v) trong các bài tập sẽ có lợi và gọn. b) Hãy cho biết số lượng nguyên tử H ở phân tử xicloankan và ở phân tử mỗi loại hidrocacbon không no ít hơn ở phân tử ankan tương ứng là bao nhiêu, giải thích vì sao lại ít hơn ngần ấy.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Điền các số thích hợp vào bảng.

Hidrocacbon CTPT Số nguyên tử H ít hơn ankan tương ứng Số liên kết pi (π) Số vòng (V) Tổng số π+V
Ankan CnH2n+2 0 0 0 0
Anken CnH2n 2 1 0 1
Monoxicloankan CnH2n        
Ankađien CnH2n-2        
Ankin CnH2n-2        
Oximen(*) C10H16        
Limone(*) C10H16        

(*) công thức cấu tạo cho ở bài “khái niệm về tecpen”.

(**) dùng kí hiệu (π+v) trong các bài tập sẽ có lợi và gọn.

b) Hãy cho biết số lượng nguyên tử H ở phân tử xicloankan và ở phân tử mỗi loại hidrocacbon không no ít hơn ở phân tử ankan tương ứng là bao nhiêu, giải thích vì sao lại ít hơn ngần ấy.


Đáp án:

a)

Hidrocacbon CTPT Số nguyên tử H ít hơn ankan tương ứng Số liên kết pi (π) Số vòng (V) Tổng số π+V
Ankan CnH2n+2 0 0 0 0
Anken CnH2n 2 1 0 1
Monoxicloankan CnH2n 2 0 1 1
Ankađien CnH2n-2 4 2 0 2
Ankin CnH2n-2 4 2 0 2
Oximen(*) C10H16 6 3 0 3
Limone(*) C10H16 6 2 1 3

b) 1 nguyên tử C có 4 electron hóa trị

⇒ n nguyên tử C có 4.n electron hóa trị.

⇒ số liên kết σ giữa các nguyên tử C trong phân tử ankan (n-1).

⇒ số e hóa trị dùng tạo (n - 1) liên kết σ giữa C-C là (n-1).2.

⇒ số nguyên tử H là 2n + 2. Công thức ankan : CnH2n+2

Với các hidrocacbon không no hay vòng. Số e hóa trị phải dùng cho 1 liên kết π là 2: 1 vòng tương ứng với 1 liên kết π, một nối ba tương ứng với hai nối đôi.

Như vậy:

Số H trong phân tử anken hoặc xicloankan kém hơn anka có số C tương ứng là 2 vì anken có 1 liên kết π và xicloankan có một vòng.

Số H trong phân tử ankin hoặc ankadien kém hơn ankan có số C tương ứng là 4 vì ankin có một nối ba và ankadien ó hai nối đôi.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 7,4g một amin thu được 6,72 lít khí CO2 (đkc) và 9g H2O. Tìm CTPT của amin 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 7,4g một amin thu được 6,72 lít khí CO2 (đkc) và 9g H2O. Tìm CTPT của amin 


Đáp án:

nCO2 = 0,3 mol ⇒ nC = 0,3 mol

nH2O = 0,5 mol ⇒ nH = 1 mol

Bảo toàn khối lượng ⇒ mN = 7,4 – 0,3.12 – 1 = 2,8 gam

⇒ nN = 0,2 mol

⇒ xét tỉ lệ ⇒ công thức của amin là C3H10N2

Xem đáp án và giải thích
Hãy so sánh phản ứng trùng hợp và phán ứng trùng ngưng (định nghĩa, cấu tạo của monome và phân tử khối của polime so với monome). Lấy ví dụ minh hoạ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy so sánh phản ứng trùng hợp và phán ứng trùng ngưng (định nghĩa, cấu tạo của monome và phân tử khối của polime so với monome). Lấy ví dụ minh hoạ.


Đáp án:

Sự trùng hợp Sự trùng ngưng

- Phản ứng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn

- Monome tham gia phản ứng phải có liên kết bội (CH2=CH2; CH2=CH-Cl) hay vòng kém bền

- Phân tử khối của polime bằng tổng phân tử khối các monome tham gia phản ứng

- Phản ứng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn đồng thời giải phóng nhiều phân tử nhỏ khác.

- Monome tham gia phản ứng phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng (CH2OH-CH2OH; H2N-CH2-COOH,...)

- Phân tử khối của polime nhỏ hơn tổng phân tử khối các monome tham gia phản ứng

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…