Cho 1,5 gam glyxin tác dụng với 10 ml dung dịch KOH 1,5M, thu được dung dịch X. Làm bay hơi cẩn thận X, thu được tối đa m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
H2N-CH2-COOH + KOH → H2N-CH2-COOK + H2O
0,02 mol 0,015 0,015 mol
Cô cạn còn Gly còn dư: 0,005 mol
=> m rắn = 2,07
Một nguyên tố halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là 4s24p5.
a) Viết cấu hình electron nguyên tử đầy đủ của nguyên tử.
b) Tên, kí hiệu và cấu tạo phân tử của nguyên tố hóa học này.
c) Nêu tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố này và dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa.
d) So sánh tính chất hóa học của nguyên tố này với 2 nguyên tử halogen khác đứng trên và dưới nó trong nhóm halogen và dẫn ra phản ứng hóa học để minh họa.
a) Halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là 4s24p5, cấu hình electron đầy đủ là : 1s22s22p63s23p63d104s24p5.
b) Tên nguyên tố là brom, kí hiệu là Br, công thức phân tử là Br2.
c) Tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố này là tính oxi hóa.
- Brom phản ứng với nhiều kim loại.
3Br2 + 2Al → 2AlBr3
- Brom tác dụng với nước tương tự clo nhưng khó khăn hơn.
Br2 + H2O ⇆ HBr + HBrO.
- Brom thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh
Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HCl
- Brom có thể occi hóa muối iotua thành iot
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
d) So sánh tính chất hóa học của brom với clo và iot.
Brom có tính oxi hóa yếu hơn clo nhưng mạnh hơn iot nên:
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2.
Trong môi trường kiềm, fructozơ chuyển hoá thành glucozơ. Do đó fructozơ cũng có phản ứng tráng bạc. Khi cho 36 g hỗn hợp X gồm glucozơ và fructozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 / NH3 dư thì thu được bao nhiêu g Ag ?
Vì glucozo và fructozo đều có CTPT: C6H12O6
→ tổng số mol hỗn hợp là n =
0,2 mol 0,4mol
m Ag = 0,4.108 = 43,2 g.
Nhiệt phân hoàn toàn 3,5 gam một muối cacbonat kim loại hoá trị 2 thu được 1,96 gam chất rắn. Muối cacbonat của kim loại đã dùng?
mCO2 = mmuối - mchất rắn = 3,5 - 1,96 = 1,54 gam
=> nCO2 = 1,54/44 = 0,035
MCO3 → MO + CO2
0,035 0,035
Mmuối= 3,5: 0,035 = 100 = M + 60 => M=40 Ca
Khi bị nung nóng, kali clorat đồng thời phân hủy theo hai cách:
a) Tạo ra oxi và kali clorua;
b) Tạo ra kali peclorat và kali clorua.
- Viết các phương trình hóa học.
- Tính xem có bao nhiêu phần trăm về khối lượng kali clorat đã phân hủy theo phản ứng (a) và phản ứng (b), biết rằng khi phân hủy 73,5gam kali clorat, thu được 33,5gam kali clorua.
Phản ứng hóa học xảy ra:
Phương trình hóa học:
2KClO3 -to→ 2KCl + 3O2 (a)
x → x
4KClO3 -to→ 3KClO4 + KCl (b)
y → 0,25y
Phần trăm khối lượng KClO3 đã bị phân hủy.
Theo pt: nKCl (a) = nKClO3 = x mol
nKCl (b) = 1/4. nKClO3 = 0,25.y mol
Theo đề bài, ta có:
(x + y).122,5 = 73,5 & 74,5(x + 0,25y) = 33,5 => x = 0,4; y = 0,2
Phần trăm khối lượng KClO3 phân hủy theo (a): [(0,4 x 122,5)/73,5]. 100% = 66,67%
Phần trăm khối lượng KClO3 phân hủy theo (b): [(0,2 x 122,5)/73,5]. 100% = 33,33%
0,01 mol este X ( chỉ chứa chức este) tác dụng vừa đủ với 20ml dung dịch NaOH 1M tạo sản phẩm chỉ có 1 rượu và một muối có số mol bằng nhau. Mặt khác khi xà phòng hóa 1,29g este X cần vừa đủ 60ml dung dịch KOH 0,25M và thu được 1,665g muối. Tìm công thức Este X
nNaOH = 0,2 mol = 2nx
⇒X là este hai chức; nrượu = nmuối
⇒X là este của rượu hai chức và axit 2 chức
⇒X có dạng R(COO)2R’
nKOH = 0,015
R(COO)2R’ + 2KOH → R(COOK)2 + R’(OH)2
0,0075 ← 0,015 → 0,0075 (mol)
MR(COOK)2 = 1,665: 0,0075 = 222
⇒ R = 56 ( - C4H8 - )
M X = 1,29: 0,0075 = 172 ⇒ R’ = 28 ( -C2H4-)
X là: C4H8(COO)2C2H4
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB