Khi nhúng một lá Zn vào dung dịch muối Co2+, nhận thấy có một lớp kim loại Co phủ ngoài lá kẽm. Khi nhúng lá Pb và dung dịch muối trên, không nhận thấy hiện tượng nào xảy ra. a. Kim loại nào có tính khử mạnh nhất trong số 3 kim loại trên b. Cation nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong số 3 cation kim loại trên c. Sắp xếp cặp oxi hóa – khử của những kim loại trên theo chiều tính oxi hóa của cation tăng dần. d. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa – khử
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi nhúng một lá Zn vào dung dịch muối Co2+, nhận thấy có một lớp kim loại Co phủ ngoài lá kẽm. Khi nhúng lá Pb và dung dịch muối trên, không nhận thấy hiện tượng nào xảy ra.

a. Kim loại nào có tính khử mạnh nhất trong số 3 kim loại trên

b. Cation nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong số 3 cation kim loại trên

c. Sắp xếp cặp oxi hóa – khử của những kim loại trên theo chiều tính oxi hóa của cation tăng dần.

d. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa – khử


Đáp án:

a. Zn đẩy dược Co; Pb không đẩy được Co

⇒ Zn có tính khử mạnh nhất

b.Pb2+ có tính oxi hóa mạnh nhất

c. Xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của cation : Zn2+/Zn; Co2+/Co; Pb2+/Pb

d. Các phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa khử

Zn + Co2+ → Zn2+ + Co

Zn + Pb2+ → Zn2+ + Pb

Co + Pb2+ → Co2+ + Pb

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có ba ống nghiệm: ống A chứa 3 ml nước cất và 3 giọt dung dịch canxi clorua bão hòa, ống B chứa 3ml nước xà phòng, ống C chứa 3ml nước xà phòng và 3 giọt dung dịch canxi clorua bão hòa. Cho vào mỗi ống nghiệm 5 giọt dầu ăn, lắc đều. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có ba ống nghiệm: ống A chứa 3 ml nước cất và 3 giọt dung dịch canxi clorua bão hòa, ống B chứa 3ml nước xà phòng, ống C chứa 3ml nước xà phòng và 3 giọt dung dịch canxi clorua bão hòa. Cho vào mỗi ống nghiệm 5 giọt dầu ăn, lắc đều. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích.


Đáp án:

Ống nhiệm 1 : phân thành hai lớp : dầu ăn ở trên và dung dịch canxi clorua ở dưới do dầu ăn là phân tử không phân cực, không tan vào dung môi có cực ( nước, CaCl2)

Ống nghiệm 2 : đồng nhất do dầu ăn tan vào trong xà phòng.

Ống nghiệm 3 : phân thành 2 lớp và có kết tủa xuất hiện. Nguyên nhân là do xà phòng có kết tủa với ion Ca+ và bị mất tác dụng nên không hòa tan được vào dầu ăn.

Xem đáp án và giải thích
Điền những cụm từ thích hợp vào những chỗ trống trong các câu dưới đây : Những chất tan trong nước phân li ra ion là....(1)......Những chất tan trong nước không phân li ra ion được gọi là....(2)......Quá trình phân li các chất trong nước thành ion được gọi là....(3)......Liên kết hóa học trong chất điện li liên kết....(4)......hoặc liên kết....(5)......Liên kết hóa học trong chất không điện li là liên kết....(6)......hoặc liên kết....(7)......
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điền những cụm từ thích hợp vào những chỗ trống trong các câu dưới đây :

Những chất tan trong nước phân li ra ion là....(1)......Những chất tan trong nước không phân li ra ion được gọi là....(2)......Quá trình phân li các chất trong nước thành ion được gọi là....(3)......Liên kết hóa học trong chất điện li liên kết....(4)......hoặc liên kết....(5)......Liên kết hóa học trong chất không điện li là liên kết....(6)......hoặc liên kết....(7)......





Đáp án:

(1) chất điện li ; (2) chất không điện li ; (3) sự điện li ; (4) ion ; (5) cộng hóa trị phân cực mạnh ; (6) cộng hóa trị không phân cực ; (7) cộng hóa trị phân cực yếu ( các cụm từ  (6) và (7) có thể đổi chỗ cho nhau).


Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?


Đáp án:

Giải

Z gồm CO dư và CO2

nZ = nCO ban đầu = 0,06 mol 

M = 36 Dùng PP đường chéo → nCO2 = nCO = 0,03 → nO bị lấy đi = 0,03 

Trong X có m kim loại = 0,75m và mO = 0,25m

→ nO = 0,25m/16

→ Trong Y có m kim loại = 0,75m và nO = 0,25m/16 - 0,03 

nNO3- = ne = 3nNO + 2nO = 0,12 + 0,25m/8 - 0,06 = 0,06 + 0,25m/8

 m muối = m kim loại + mNO3-

→ 3,08m = 0,75m + 62.(0,06 + 0,25m/8)

→ m = 9,477 gam

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam natri vào nước, ta thu được 1,5 lít dung dịch có pH = 13. Tính m.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam natri vào nước, ta thu được 1,5 lít dung dịch có pH = 13. Tính m.



Đáp án:

pH =13 nghĩa là [H+ ] = 10-13 hay [OH- ] =0,1 M

=> n( NaOH ) =0,1. 1,5 = 0,15 mol = n(Na)

Vậy m(Na) =0,15 . 23 = 3,45 g

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam axit axetic tác dụng hết với 9,65 gam hỗn hợp kim loại Zn, Cu. Sau phản ứng thu được 6,4 gam chất rắn không tan. Gía trị của m
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam axit axetic tác dụng hết với 9,65 gam hỗn hợp kim loại Zn, Cu. Sau phản ứng thu được 6,4 gam chất rắn không tan. Gía trị của m?


Đáp án:

Khi cho hỗn hợp Zn và Cu tác dụng với dung dịch CH3COOH chỉ có Zn phản ứng, chất rắn không tan sau phản ứng là Cu

=> mZn = 9,65 - 6,4 = 3,25 (g)

=> nZn= 3,25 : 65 = 0,05 (mol)

Phương trình hóa học: 2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2

0,1(mol) ← 0,05 (mol)

Khối lượng CH3COOH là: 0,1.60= 6(g)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…