Chỉ số xà phóng hóa của chất béo là số mg KOH cần để xà phòng hóa triglixerit và trung hòa axit béo tự do trong một gam chất béo (tức xà phòng hóa hoàn toàn 1 gam chất béo).Hãy tính chỉ số xà phòng hóa của một chất béo, biết rằng khi xà phòng hóa hoàn toàn 1,5 gam chất béo đó cần 50 ml dung dịch KOH 0,1 M.
nKOH = 0,05.0,1 = 0,005 (mol)
⇒ mKOH = 0,005. 56 = 0,28 g = 280 (mg)
Xà phòng hóa 1,5 gam chất béo cần 280 mg KOH do đó xà phòng hóa 1 gam chất béo cần 186,7 mg KOH. Vậy chỉ số xà phòng là 186,7.
Bằng cách nào có thể nhận biết từng chất trong mỗi cặp chất sau theo phương pháp hóa học:
a) Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4.
b) Dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4.
c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4.
Viết các phương trình phản ứng.
a) Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4
Trích mẫu thử và đánh thứ tự từng chất.
Dùng dung dịch BaCl2 cho vào từng mẫu thử. Mẫu nào có xuất hiện kết tủa trắng (BaSO4) thì mẫu thử đó là H2SO4, còn lại là HCl.
PTHH: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl
b) Dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4.
Trích mẫu thử và đánh thứ tự từng chất.
Dùng dung dịch BaCl2 cho vào từng mẫu thử. Mẫu nào có xuất hiện kết tủa trắng (BaSO4) thì mẫu thử đó là Na2SO4, còn lại là NaCl
PTHH: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl
c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4.
Trích mẫu thử và đánh thứ tự từng chất.
Cho giấy quỳ tím vào từng mẫu thử. Mẫu nào làm quỳ tím hóa đỏ đó là H2SO4, còn lại là Na2SO4.
Pha chế 250 ml dung dịch muối ăn NaCl 2M thì khối lượng NaCl cần lấy là bao nhiêu?
Đổi: 250ml = 0,25 lít
Số mol chất tan là: nNaCl = CM.V = 2. 0,25 = 0,5 mol
Khối lượng chất tan là: mNaCl = 58,5.0,5 = 29,25 gam
Hãy kể những phản ứng đặc trưng của anken, anka-1,3-đien và ankin.
Phản ứng đặc trưng của anken là phản ứng công, của anka-1,3-dien là cộng, của ankin là cộng và thế.
Dựa vào độ âm điện của các nguyên tố, giải thích:
a) Tại sao từ nitơ đến bitmut tính phi kim của các nguyên tố giảm dần?
b) Tại sao tính phi kim của nitơ yếu hơn so với oxi và càng yếu hơn so với flo?
a) Trong nhóm VA đi từ N đến Bi độ âm điện giảm ⇒ Tính phi kim giảm vì độ âm điện đặc trưng cho tính phi kim.
b) Các nguyên tố N, O và F thuộc chu kì 2 của bảng tuần hoàn. Theo quy luật của một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân độ âm điện tăng, tính phi kim tăng.
Vì vậy tính phi kim: 7N < 8O < 9F.
Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hidrocacbon mạch hở ứng với công thức phân tử C5H8 và cho biết chúng thuộc những loại đồng phân nào.
Đồng phân ankin:
CH≡C-CH2-CH2-CH3 : Pen -1-in (A)
CH3-C≡C-CH2-CH3 : pen-2-in (B)
CH≡C-CH(CH3 )-CH3 : 3-metylbut-1-in (C)
Đồng phân ankađien:
CH2=C=CH-CH2-CH3 : Penta -1,2-đien(D)
CH2=CH-CH=CH-CH3 : penta-1,3-đien(E)
CH2=CH-CH2-CH=CH2 : Penta-1,4-đien (F)
CH3-CH=C=CH-CH3 : penta -2,3-đien (G)
CH2=C(CH3 )-CH=CH2 : 2-metylbuta-1,3-đien (H)
CH3-C(CH3 )=C=CH2 : 3-metylbuta-1,2-đien (I)
Kết luận:
- A và B là đồng phân vị trí liên kết ba.
- A và C; B và C là đồng phân mạch cacbon.
- D, E, F và G, H và I là đồng phân vị trí liên kết đôi.
- D, E, F, G là đồng phân mạch cacbon với H và I.
- A, B, C và D, E, F, G, H, I là đồng phân nhóm chức.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet