Hòa tan một hỗn hợp 7,2 gam gồm hai muối sunfat của kim loại A và B vào nước được dung dịch X. Thêm vào dung dịch X môt lượng vừa đủ BaCl2 đã kết tủa ion SO42-, thu được 11,65 gam BaSO4 và dung dịch Y. Tổng khối lượng hai muối clorua trong dung dịch Y là bao nhiêu gam?
M2(SO4)n + nBaCl2 → 2MCln + nBaSO4
⇒ nBaSO4 = 0,05 mol = nBaCl2
Theo bảo toàn khối lượng: mM2(SO4)n + mBaCl2 = mMCln + mBaSO4
⇒ mMCln = 5,95g
Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách nào?
Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.
Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kì 3, nhóm I trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hãy cho biết:
– Cấu tạo nguyên tử của A.
– Tính chất hóa học đặc trưng của A.
– So sánh tính chất hóa học của A với các nguyên tố lân cận.
a) Cấu tạo nguyên tử của A:
Số hiệu nguyên tử của A là 11 cho biết: natri ở ô số 11, điện tích hạt nhân nguyên tử natri là 11+ có 11 electron trong nguyên tử natri, ở chu kì 3, nhóm I.
b) Tính chất hóa học đặc trưng của natri:
Nguyên tố natri ở đầu chu kì là hai kim loại mạnh, tròn phản ứng hóa học, natri là chất khử mạnh.
Tác dụng với phi kim:
4Na + O2 → 2Na2O
2Na + Cl2 → 2NaCl
Tác dụng với dung dịch axit:
2Na + 2HCl → 2NaCl + H2 ↑
Tác dụng với nước: Nguyên tố Na ngoài tính chất hóa học chung của kim loại còn có tính chất hóa học đặc trưng là tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường.
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑
Tác dụng với dung dịch muối: Na + dung dịch CuSO4
2Na + 2H2O → 2NaOH +H2 ↑
2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ↓ +Na2SO4
c) So sánh tính chất hóa học của Na với các nguyên tố lân cận:
Na có tính chất hóa hoc mạnh hơn Mg (nguyên tố sau Na), mạnh hơn Li (nguyên tố trên Na) nhưng yếu hơn K (nguyên tố dưới Na).
Hãy giải thích vì sao.
a) Trong hợp chất OF2, nguyên tố oxi có số oxi hóa +2?
b) Trong hợp chất SO2, nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa +4?
a) Trong hợp chất OF2: oxi có 2 liên kết cộng hóa trị với 2 nguyên tử F, F có độ
âm điện 3,98 lớn hơn độ âm điện của oxi 3,44 vì vậy số oxi hóa của O là +2.
b) Trong hợp chất SO2: lưu huỳnh có 4 liên kết cộng hóa trị với 2 nguyên tử O, vì lưu huỳnh có độ âm điện 2,58 nhỏ hơn độ âm điện của oxi 3,44. Vì vậy, lưu huỳnh có số oxi hóa là +4.
Cho 5,6g kim loại tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl cho 11,1 muối clorua của kim loại đó. Xác định tên kim loại. Biết kim loại có hóa trị tối đa là III.
Gọi A là kí hiệu, nguyên tử khối của kim loại với hóa trị là x. Công thức phân tử của oxit kim loại là
Phương trình hóa học của phản ứng
(2A+16x)g (2A+71x)g
5,6 g 11,1 g
Theo phương trinh hóa học trên, ta có:
5,6 .(2A+71x) = (2A+16x).11,1
11,2A + 397,6x = 22,2A + 177,6x
220x = 11A
A = 20x
Với: x = 1 -----> A=20 (loại)
x= 2 ----> A = 40 (Ca)
x= 3 -----> A= 60 (loại )
Cho 8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hcl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , khối dung dịch tăng 7,6 gam. Số mol Mg trong X là bao nhiêu?
nFe = x mol; nMg = y mol
X + HCl → Muối + H2
mdung dịch tăng = mX – mH2
m2 = 0,4 gam ⇒ nH2 = 0,2 mol
Ta có: nFe + nMg = x + y = nH2 = 0,2 mol (1)
56x + 24y = 8 gam (2)
Từ (1) và (2) ⇒ x = 0,1; y = 0,1 mol
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB