Có năm lọ không dán nhãn đựng riêng từng dung dịch của các chất sau đây : Al(NO3)3, , AgNO3, FeCl3, KOH. Không được dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nêu cách nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã được dùng để nhận biết.
Nhận biết được dung dịch FeCl3 do có màu vàng, các dung dịch còn lại đều không màu.
- Nhỏ dung dịch FeCl3 vào từng dung dịch trong ống nghiêm riêng. Nhận ra được dung dịch AgNO3 do xuất hiện kết tủa trắng AgCl và nhận ra được dung dịch KOH do tạo thành kết tủa Fe(OH)3 màu nâu đỏ :
FeCl3 + 3AgNO3 3AgCl + Fe(NO3)3
FeCl3 + 3KOH Fe(OH)3 + 3KCl
- Nhỏ từ từ dung dịch KOH vừa nhận biết được cho đến dư vào từng dung dịch còn lại là Al(NO3)3 và :
Ở dung dịch nào xuất hiện kết tủa keo màu trắng, sau đó kết tủa keo tan khi thêm dung dịch KOH, dung dịch đó là Al(NO3)3 :
Al(NO3)3 + 3KOH Al(OH)3 + 3KNO3
Al(OH)3 + KOH KAlO2(dd) + 2H2O
Ở dung dịch nào có khí mùi khai bay ra khi đun nóng nhẹ, dung dịch đó là :
Hệ số polime hóa trong mẫu cao su buna (M ≈ 40.000) bằng bao nhiêu?
Cao su buna [CH2-CH=CH-CH2]n
n = 40000/54 ≈ 740
Để tác dụng vừa đủ với 44,8 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần phải dùng 400 ml dung dịch H2SO4 2M. Sau phản ứng thấy tạo ra a gam hỗn hợp muối sunfat. Hãy tính a.
FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
Fe3O4 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O
Theo bài số mol H2SO4 đã phản ứng là : nH2SO4 = 0,4.2 = 0,8 (mol)
⇒ mH2SO4 = 0,8.98 = 78,4 (gam)
Theo các phương trình hoá học và định luật bảo toàn khối lượng ta có : moxit + maxit = mmuối + mH2O
và nH2O = nH2SO4 → mH2O = 0,8 x 18 = 14,4 (gam)
Vậy 44,8 + 78,4 = mmuối + 14,4
⇒ mmuối = 108,8 (gam)
Có hai lá kim loại, cùng chất cùng khối lượng, có khả năng bị oxi hóa số oxi hóa +2. Một lá được ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2 và lá kia được ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian người ta lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch , rửa nhẹ, làm khô. Nhận thấy lá kim loại trong muối chì tăng thêm 19%, khối lượng lá kim loại kia giảm 9,6%. Biết rằng, trong hai phản ứng trên, khối lượng các kim loại bị hòa tan như nhau. Hãy xác định tên của hai kim loại đã dùng.
Gọi kim loại là A, khối lượng ban đầu là 1(gam), lượng kim loại A tham gia phản ứng là x(mol)
A + Pb(NO3)2 → A(NO3)2 + Pb (1)
Theo (1) :
1 mol A (A gam) → 1 mol Pb (207 gam) khối lượng tăng (207-A) gam
⇒ x mol A phản ứng → khối lượng tăng (207-A).x gam
% khối lượng tăng = (207-A).x/1 . 100% = 19% (*)
A + Cu(NO3)2 → A(NO3)2 + Cu (2)
Theo (2):
1 mol A (A gam) → 1 mol Cu (64 gam) khối lượng giảm (A - 64)gam
⇒ x mol A phản ứng → khối lượng giảm (A - 64).x gam
% khối lượng giảm = (A - 64).x/1 . 100% = 9,6% (**)
Từ (*) và (**) => [207 - A]/[A - 64] = 19/9,6 => A = 112. Vậy A là Cd.
Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 2,08M vào dung dịch gồm 0,048 mol FeCl3 ; 0,032 mol Al2(SO4)2 và 0,08 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là bao nhiêu gam?
nOH- = 0,52 mol
Fe3+ = 0,048 mol; Al3+ = 0,032. 2 = 0,064 mol; nH+ = 0,08. 2 = 0,16 mol
Ta có: nH+ + 3nAl3+ + 3nFe3+ = 0,496 mol < nOH-
⇒ Al(OH)3 sinh ra bị hòa tan bằng OH-, nOH- hòa tan kết tủa = 0,52 – 0,496 = 0,024mol
Al(OH)3 (0,024) + OH- (0,024 mol) → AlO2- + 2H2O
⇒ Al(OH)3 không bị hòa tan = 0,064 – 0,024 = 0,04 mol
m = mAl(OH)3 + mFe(OH)3 = 0,04. 78 + 0,048. 107 = 8,256g
Cho 15,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được 6,72 lít khí hiđro (đktc). Khối lượng của Al2O3 trong 15,6 gam X là
nH2 = 0,3 mol
=> nAl = 2/3nH2 = 0,2 mol
=> mAl= 5,4 gam
=> mAl2O3 = mX - mAl = 10,2 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet