So sánh tính chất hoá học của etylbenzen với stiren, viết phương trình hoá học của phản ứng để minh hoạ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh tính chất hoá học của etylbenzen với stiren, viết phương trình hoá học của phản ứng để minh hoạ.


Đáp án:

a. Giống nhau: đều phản ứng thế

b. Khác nhau:

Etylbenzen có tính chất giống ankan

Stiren có tính chất giống anken

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy tính hóa trị của đồng Cu, photpho P, silic Si, và sắt Fe trong các công thức hóa học sau: Cu(OH)2, PCl5, SiO2, Fe(NO3)3. Biết các nhóm (OH), (NO3), Cl đều hóa trị I.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy tính hóa trị của đồng Cu, photpho P, silic Si, và sắt Fe trong các công thức hóa học sau: Cu(OH)2, PCl5, SiO2, Fe(NO3)3.

Biết các nhóm (OH), (NO3), Cl đều hóa trị I.


Đáp án:

Gọi hóa trị của các chất cần tính là a. Ta có:

- Cu(OH)2 1.a = I x 2 ⇒ a = II

Hay Cu có hóa trị II.

- PCl5 1.a = I x 5 ⇒ a = V

Hay P có hóa trị V.

- SiO2 1.a = II x 2 ⇒ a = IV

Hay Si có hóa trị IV.

- Fe(NO3)3 1.a = I x 3 ⇒ a = III

Hay Fe có hóa trị III.

Xem đáp án và giải thích
Khi cho 39,2 gam hỗn hợp M gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, CuO và Cu (trong đó oxi chiếm 18,367% về khối lượng) tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 nồng độ a mol/l thì thể tích dung dịch HNO3 tham gia phản ứng là 850 ml. Sau phản ứng thu được 0,2 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của a là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi cho 39,2 gam hỗn hợp M gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, CuO và Cu (trong đó oxi chiếm 18,367% về khối lượng) tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 nồng độ a mol/l thì thể tích dung dịch HNO3 tham gia phản ứng là 850 ml. Sau phản ứng thu được 0,2 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của a là


Đáp án:

Giải

Ta có: mO = (18,367 . 39,2) : 100 = 7,2 gam

=>nO = 7,2 : 16 = 0,45 mol

Quy đổi M thành Fe: x; Cu: y; O: 0,45 mol

=>m(Cu + Fe) = 39,2 – 7,2 = 32 gam

BTKL hh M: 56x + 64y = 32 gam (1)

BT e: 3nFe + 2nCu = 2nO + 3nNO

=>3x + 2y = 2.0,45 + 3.0,2 = 1,5

=>3x + 2y = 1,5 (2)

Từ (1), (2) => x = 0,4 mol và y = 0,15 mol

Bảo toàn nguyên tố N : nHNO3 = 3nFe(NO3)3 + 2nCu(NO3)2 + nNO

=>nHNO3 = 3.0,4 + 2.0,15 + 0,2 = 1,7 mol

=>a = 1,7 : 0,85 = 2M

Xem đáp án và giải thích
Có bao nhiêu liên kết peptit trong một tripeptit? Viết công thức cấu tạo các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanine và phenylalanine (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH,viết tắt là Phe).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có bao nhiêu liên kết peptit trong một tripeptit? Viết công thức cấu tạo các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanine và phenylalanine (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH,viết tắt là Phe).


Đáp án:

Có thể có các tripeptit

        +) Gly – Ala –Phe

    H2 N-CH2-CO-NH-CH(CH3 )-CO-NH-CH(CH2-C6 H5 )-COOH

        +) Gly – Phe – Ala

    H2 N-CH2-CO-NH-CH(CH2-C6 H5 )-CO-NH-CH(CH3)-COOH

        +) Ala – Gly – Phe

    H2 N-CH(CH3 )-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH2-C6 H5 )-COOH

        +) Ala – Phe – Gly

    H2 N-CH(CH3 )-CO-NH-CH2 (CH2-C6 H5)-CO-NH-CH2-COOH

        +) Phe – Gly –Ala

    H2 N-CH(CH2-C6 H5 )-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2 (CH3)-COOH

        +) Phe – Ala – Gly

    H2 N-CH(CH2-C6 H5 )-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH

Xem đáp án và giải thích
Một loại quặng trong tự nhiên đã loại bỏ hết tạp chất. Hoà tan quặng này trong axit HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng xuất hiện (không tan trong axit). Quặng đó là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một loại quặng trong tự nhiên đã loại bỏ hết tạp chất. Hoà tan quặng này trong axit HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng xuất hiện (không tan trong axit). Quặng đó là gì?


Đáp án:

Quặng + HNO3 → khí NO2 + dung dịch X -+BaCl2 kết tủa trắng

Quặng đó là  Pyrit (FeS2).

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 12,9 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 cần dùng V (ml) dung dịch KOH 2M thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 12,9 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 cần dùng V (ml) dung dịch KOH 2M thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là


Đáp án:

Ta có: nH2 = 0,15 mol

=> nAl = 0,1 mol

=> nAl2O3 = (mX - mAl) : 102 = 0,1 mol

=> nKOH = nKAlO2 = 0,3 mol

=> V = 150 ml

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…