Bài toán đốt cháy hỗn hợp amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đốt cháy 4,56 gam hỗn hợp E chứa metylamin, đimetylamin, trimetylamin cần dùng 0,36 mol O2. Mặt khác lấy 4,56 gam E tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư thu được lượng muối là


Đáp án:
  • Câu A. 9,67 gam

  • Câu B. 8,94 gam Đáp án đúng

  • Câu C. 8,21 gam

  • Câu D. 8,82 gam

Giải thích:

Chọn B. - Quy đổi hỗn hợp E: CH3NH2, (CH3)2NH, (CH3)3N thành CnH2n+3N: a mol. - Đốt cháy E: CnH2n+3N + (1,5n + 0,75)O2 → nCO2 + (n + 1,5)H2O + 0,5N2. → nO2 = (1,5n + 0,75)a = 0,36 (1) và mE = (14n + 17)a = 4,56 (2). Từ (1), (2) ta tính được: a = 0,12 mol. - Cho E tác dụng với HCl thì nHCl = nE = 0,12 mol => BTKL: mmuối = mE + 36,5nHCl = 8,94g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chia một dung dịch nước brom có màu vàng thành hai phần. Dẫn khí A không màu đi qua phần một thì dung dịch mất màu. Dẫn khí B không màu đi qua phần hai thì dung dịch sẫm màu hơn. Hãy cho biết khí A, khí B có thể là những chất gì? Viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Chia một dung dịch nước brom có màu vàng thành hai phần. Dẫn khí A không màu đi qua phần một thì dung dịch mất màu. Dẫn khí B không màu đi qua phần hai thì dung dịch sẫm màu hơn.

Hãy cho biết khí A, khí B có thể là những chất gì? Viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

Khí A: SO2; Khí B : HI

Phần 1: SO2 + Br2+ 2H2O → 2HBr + H2SO4

Phần 2: Br2 + 2HI → 2HBr + I2

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan 5,6 gam KOH vào nước, thu được 250ml dung dịch. Tính nồng độ mol của dung dịch KOH
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan 5,6 gam KOH vào nước, thu được 250ml dung dịch. Tính nồng độ mol của dung dịch KOH


Đáp án:

Đổi 250 ml = 0,25 lít

nKOH = 0,1 mol

Nồng độ mol của dung dịch KOH là:

Áp dụng công thức: CM =0,4M

Xem đáp án và giải thích
Cho các hóa chất NaCl (r), MnO2 (r), NaOH (dd), KOH (dd), H2SO4 (dd đặc), Ca(OH)2 (r). Từ các hóa chất đó, có thể điều chế được các chất sau đây hay không? a) Nước Gia-ven. b) Kali clorat. c) Clorua vôi. d) Oxi. e) Lưu huỳnh đioxit. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các hóa chất NaCl (r), MnO2 (r), NaOH (dd), KOH (dd), H2SO4 (dd đặc), Ca(OH)2 (r). Từ các hóa chất đó, có thể điều chế được các chất sau đây hay không?

a) Nước Gia-ven.

b) Kali clorat.

c) Clorua vôi.

d) Oxi.

e) Lưu huỳnh đioxit.

Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.


Đáp án:

a) Nước Gia—ven:

NaCl(r) + H2SO4(dd đặc) -> NaHSO4(dd) + HCl(k)

4HCl(dd) + MnO2(r) -> MnCl2(dd) + Cl2(k) + 2H2O (1)

Cl2(k) + 2NaOH(dd) -> NaCl + NaClO + H2O .

b) Kali clorat: 3Cl2 + 6KOH dd --1000C--> 5KCl  + KClO3 + 3H2O

c) Clorua vôi: Cl2 (k) + Ca(OH)2    --300C--> CaOCl2  + H2O

d) Oxi: KClO3  --MnO2, t0--> 2KCl + 3O2

e) Lưu huỳnh đioxít: Các hóa chất đã cho không đủ đề điều chế SO2.

Xem đáp án và giải thích
Hãy chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào chỗ có dấu hỏi trong các chương trình hóa học sau: a) ?Al(OH) 3 → ? + 3H2O; b) Fe + ?AgNO3 → ? + 2Ag; c) ?NaOH + ? → Fe(OH) 3 + ?NaCl
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào chỗ có dấu hỏi trong các chương trình hóa học sau:

   a) ?Al(OH) 3 → ? + 3H2O;

   b) Fe + ?AgNO3 → ? + 2Ag;

   c) ?NaOH + ? → Fe(OH) 3 + ?NaCl


Đáp án:

  a) 2Al(OH) 3 → Al2O3 + 3H2O

   b) Fe + 2AgNO3 → Fe(NO32 + 2Ag;

   c) 3NaOH + FeCl3 → Fe(OH) 3 + 3NaCl

Xem đáp án và giải thích
Dãy chất đều tác dụng được HCl
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là:

Đáp án:
  • Câu A. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS.

  • Câu B. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO.

  • Câu C. FeS, BaSO4, KOH.

  • Câu D. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…