Tính pH của dung dịch chứa 1,46g HCl trong 400,0 ml.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính pH của dung dịch chứa 1,46g HCl trong 400,0 ml.


Đáp án:

nHCl = 1,46/35,5 = 0,04 mol

HCl        -->        H+            +       Cl-

0,04                    0,04

⇒ [H+] = 0,04/0,4 = 10-1M ⇒ pH = -lg10-1 = 1

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Số liên kết π và liên kết σ trong phân tử C2H4 là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Số liên kết π và liên kết σ trong phân tử C2H4 là bao nhiêu?


Đáp án:

Cấu tạo phân tử : C2H4 

Phân tử này có 1 liên kết π và 5 liên kết σ

 

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm sau: a) CH3NH2, NH2-CH2-COOH, CH3COONa. b) C6H5NH2, CH3-CH(NH2)-COOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, CH3-CHO.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm sau:

a) CH3NH2, NH2-CH2-COOH, CH3COONa.

b) C6H5NH2, CH3-CH(NH2)-COOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, CH3-CHO.


Đáp án:

a) Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử.

Nhúng quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử:

Mẫu thử không có hiện tượng gì là NH2-CH2-COOH.

Hai mẫu thử còn lại làm quỳ tím hóa xanh là CH3NH2 và CH3

Dùng đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch hai chất này rồi đưa lại gần miệng ống nghiệm chứa HCl đặc, mẫu nào có hiện tượng khói trắng là CH3NH2, còn lại là CH3COONa.

CH3NH2 + HOH ⇄ CH3NH3+ + OH-

CH3COO- + HOH ⇄ CH3COOH + OH-

b) Trích mỗi chất một ít làm mẩu thử.

Dùng Cu(OH)2, nhận biết glixerol vì tạo dung dịch xanh lam đặc trưng.

Dùng Cu(OH)2 đun nóng, nhận biết CH3CHO vì tạo kết tủa đỏ gạch.

Dùng nước brom để nhận biết C6H5NH2 vì tạo kết tủa trắng.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập phân biệt tinh bột và xenlulozơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để phân biệt tinh bột và xenlulozo ta dùng:


Đáp án:
  • Câu A. phản ứng màu với dung dịch I2

  • Câu B. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng

  • Câu C. phản ứng tráng bạc

  • Câu D. phản ứng thủy phân

Xem đáp án và giải thích
Cho phản ứng sau: CrI3 + Cl2 + KOH → K2CrO3 + KIO3 + KCl +H2O Sau khi cân bằng phản ứng, tổng hệ số (các số nguyên tố cùng nhau) của các chất ban đầu bằng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho phản ứng sau: CrI3 + Cl2 + KOH → K2CrO3 + KIO3 + KCl +H2O

Sau khi cân bằng phản ứng, tổng hệ số (các số nguyên tố cùng nhau) của các chất ban đầu bằng bao nhiêu?


Đáp án:

CrI3 → Cr+6 + 3I+7 + 27e

Cl2 + 2e → 2Cl-

2CrI3 + 27Cl2 + 64KOH → 2K2CrO4 + 6KIO4 + 54KCl + 32H2O

Xem đáp án và giải thích
Có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lầnl ượt bằng 3, 6, 9, 18?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lầnl ượt bằng 3, 6, 9, 18?


Đáp án:

Số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử bằng 3, 6, 9, 18 lần lượt là 1, 4, 7, 8. Do các nguyên tử có cấu hình electron như sau:

Z = 3: 1s22s1 ; Z = 6 : 1s22s22p2;

Z = 9: 1s22s22p5 ; Z = 18: 1s22s22p63s23p6.

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…