Ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống bên cạnh các câu sau:
a. Anđehit là hợp chất chỉ có tính khử.
b. Anđehit cộng hidro tạo thành ancol bậc một.
c. Anđehit tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong ammoniac sinh ra bạc kim loại.
d. Anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử tổng quát CnH2nO.
e. Khi tác dụng với hidro, xeton bị khử thành ancol bậc II.
a. S vì andehit có cả tính khử và tính oxi hóa
b. Đ vì RCHO + H2 → RCH2OH
c. Đ vì RCH=O + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 → RCOONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
d. Đ vì CTTQ của anđ no đơn chứa mạch hở: CnH2nO
e. Đ vì R1-CO-R2 + H2 → R1-CH(OH)-R2
Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh rằng các oxit sắt (II) là oxit bazo, các hidroxit sắt (II) là bazo (Viết các phương trình phản ứng hóa học)
FeO là oxi bazo : Có phản ứng với axit
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
Cho các nguyên tố A, B, C, D có số hiệu nguyên tử lần lượt 11, 12, 13, 14
a) Viết cấu hình electron nguyên tử của chúng.
b) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.
c) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính kim loại tăng dần.
a) Cấu hình electron nguyên tử:
A(Z = 11) ls2 2s2 2p6 3s1.
B (Z= 12) ls2 2s2 2p6 3s2
C (Z = 13) ls2 2s2 2p6 3s2 3p1
D (Z = 14) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2.
b) Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
A thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhóm IA vì có một electron ở lớp ngoài cùng.
B thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhóm IIA vì có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
C thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhóm IIIA vì có 3 electron ở lớp ngoài cùng.
D thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhòm IVA vì có 4 electron ở lớp ngoài cùng.
c) Tính kim loại tăng dần theo thứ tự: D, C, B, A.
Hãy cho biết sự biến đổi năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một chu kì và trong cùng một nhóm A.
Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tính hạt nhân, lực liên kết giữa hạt nhân và electron lớp ngoài cùng tăng, làm cho năng lượng ion hóa nói chung cũng tăng theo.
Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, khoảng cách giữa electron lớp ngoài cùng đến hạt nhân tăng, lực liên kết giữa electron lớp ngoài cùng và hạt nhân giảm, do đó năng lượng ion hóa nói chung giảm.
Có ba chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H4, C2H4O2, C2H6O được kí hiệu ngẫu nhiên là A, B, C. Biết rằng:
- Chất A và C tác dụng được với natri.
- Chất B không tan trong nước.
- Chất C tác dụng được với Na2CO3.
Hãy xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của A, B, C.
Chất C vừa tác dụng được với Na vừa tác dụng với Na2CO3. Vậy C là axit, trong phân tử có nhóm –COOH. C là CH3COOH (C2H4O2).
Chất A tác dụng được với Na vậy A là rượu C2H5OH (C2H6O).
Chất B không tan trong nước, không tác dụng với Na, Na2CO3, vậy B là C2H4.
Viết phương trình hóa học của phản ứng propan-1-ol với mỗi chất sau:
a. Natri kim loại.
b. CuO, đun nóng
c. Axit HBr, có xúc tác
Trong mỗi phản ứng trên ancol giữ vai trò gì: chất khử, chất oxi hoá, axit, bazơ? Giải thích.
a) 2CH3-CH2-CH2OH + 2Na → 2CH3-CH2-CH2ONa + H2↑
Ancol đóng vai trò chất oxi hóa
b) CH3-CH2-CH2OH + CuO → CH3-CH2-CHO + Cu + H2O
Ancol đóng vai trò chất khử
c) CH3-CH2-CH2OH + HBr → CH3-CH2-CH2Br + H2O
Ancol đóng vai trò bazơ
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbetokvip