Hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T, P, Q đều có cùng số mol (MX < MY = MZ < MT = MP < MQ ). Đun nóng E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được một ancol mạch hở F và 29,52 gam hỗn hợp G gồm hai muối của hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Cho F vào bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 10,68 gam và 4,032 lít khí H2 (đktc) thoát ra. Số nguyên tử C có trong Q là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T, P, Q đều có cùng số mol (MX < MY = MZ < MT = MP < MQ ). Đun nóng E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được một ancol mạch hở F và 29,52 gam hỗn hợp G gồm hai muối của hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Cho F vào bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 10,68 gam và 4,032 lít khí H2 (đktc) thoát ra. Số nguyên tử C có trong Q là


Đáp án:

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một hỗn hợp X gồm 6,5 gam Zn và 4,8 gam được cho vào 200ml dung dịch chứa CuSO4 0,5 M và AgNO3 0,3M. Tính khối lượng chất rắn A thu được?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Một hỗn hợp X gồm 6,5 gam Zn và 4,8 gam được cho vào 200ml dung dịch chứa CuSO4 0,5 M và AgNO3 0,3M. Tính khối lượng chất rắn A thu được?


Đáp án:

Thay vì tính chất phản ứng giữa Mg, Zn với CuSO4 và AgNO3, ta tính số mol e mà hỗn hợp X có thể cung cấp và dung dịch Y có thể nhận:

nZn = 6,5/65 = 0,1 mol;

nMg = 4,8/24 = 0,2 mol

do: Zn → Zn2+ + 2e;

Mg → Mg2+ + 2e

Tổng ne (Mg, Zn): (0,1 + 0,2). 2 = 0,6 mol

nAg+ = nAgNO3 = 0,2.0,3 = 0,06 mol

nCu2+ = nCuSO4 = 0,2.0,5 = 0,1 mol

Ag+ + 1e → Ag

Cu2+ + 2e → 2Cu

Tổng ne (Ag+, Cu2+): 0,06 + 0,1.2 = 0,26 mol

Để khử hết Ag+ và Cu2+ chỉ cần 0,26 mol electron trong khi X có thể cung cấp 0,6 mol vậy Ag+, Cu2+ bị khử hết.

Ag và Cu kết tủa. Mg có tính khử mạnh hơn Zn nên Mg phản ứng trước: 0,2 mol Mg cung cấp 0,4 mol electron > 0,26 mol vậy chỉ có Mg phản ứng và

nMg phản ứng = 0,26: 2 = 0,13 mol; còn dư: 0,2 – 0,13 = 0,07 mol

Do đó chất rắn A gồm 0,06 mol Ag và 0,1 mol Cu, 0,07 mol Mg và 0,1 mol Zn

mA = 0,06.108 + 0,1.64 + 0,07.24 + 0,1.65 = 21,6 gam

Xem đáp án và giải thích
Một nguyên tử có 3 lớp electron, trong đó số electron p bằng số electron s. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử này là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một nguyên tử có 3 lớp electron, trong đó số electron p bằng số electron s. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử này là bao nhiêu?


Đáp án:

Nguyên tử có 3 lớp electron Số electron s tối đa là 6.

Vì nguyên tử có 3 lớp electron, số electron p nhỏ nhất là 6 (6 electron trên phân lớp 2p, phân lớp 3p không có electron).

Vậy số electron s = số electron p = 6.

Do đó tại lớp ngoài cùng có 2 electron s và không có electron p.

Xem đáp án và giải thích
Có thể phân biệt muối ammoniac với các muối khác bằng cách cho nó tác dụng với dung dịch kiềm, vì khi đó
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có thể phân biệt muối ammoniac với các muối khác bằng cách cho nó tác dụng với dung dịch kiềm, vì khi đó


Đáp án:
  • Câu A. Thoát ra một chất khi màu xanh lục nhạt.

  • Câu B. Thoát ra một chất khí không màu, mùi khai, làm xanh quỳ tím ẩm.

  • Câu C. Thoát ra một chất khí màu nâu đỏ, làm quỳ tím xanh ẩm.

  • Câu D. Thoát ra chất khí không màu không mùi.

Xem đáp án và giải thích
Điều kiện để phản ứng xảy ra giữa bột sắt và bột lưu huỳnh là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Điều kiện để phản ứng xảy ra giữa bột sắt và bột lưu huỳnh là gì?


Đáp án:

 Điều kiện để phản ứng xảy ra giữa bột sắt và bột lưu huỳnh là bột sắt tiếp xúc với bột lưu huỳnh và được nung nóng ở nhiệt độ thích hợp.

Xem đáp án và giải thích
Este mạch hở
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Este X mạch hở có công thức phân tử C5H8O2, được tạo bởi một axit Y và một ancol Z. Vậy Y không thể là

Đáp án:
  • Câu A. CH3COOH.

  • Câu B. C2H5COOH.

  • Câu C. C3H5COOH.

  • Câu D. HCOOH.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…