Cho những chất sau: CuO, dung dịch HCl, H2, MnO2. a) Chọn từng cặp trong những chất đã cho để xảy ra phản ứng oxi hóa – khử và viết phương trình phản ứng. b) Cho biết chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa và sự khử trong những phản ứng hóa học nói trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho những chất sau: CuO, dung dịch HCl, H2, MnO2.

a) Chọn từng cặp trong những chất đã cho để xảy ra phản ứng oxi hóa – khử và viết phương trình phản ứng.

b) Cho biết chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa và sự khử trong những phản ứng hóa học nói trên.


Đáp án:

b) Trong phản ứng (1):

- Nguyên tử hiđro nhường electron là chất khử, sự nhường electron của H2 được gọi là sự oxi hóa nguyên tử hiđro.

- Ion Cu nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

Trong phản ứng (2):

- Ion Clo nhường electron là chất khử. Sự nhường electron của Cl- được gọi là sự oxi hóa ion Clo.

- Ion Mn nhận electron là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion Mn được gọi là sự khử ion Mn.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Tìm m?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Tìm m?


Đáp án:

nH2 = 0,15 mol ; nAl(OH)3 = 0,5 mol

    - Hỗn hợp rắn X gồm: Fe, Al2O3 (x mol) và Al dư (y mol)

    PTHH:

    2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2

    Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]

    CO2 + Na[Al(OH)4] → Al(OH)3 + NaHCO3

    nH2 = 0,15 mol → y = 0,1 mol

    Áp dụng ĐLBT nguyên tố với Al: 2x + y = 0,5 → x = 0,2 mol

    Áp dụng ĐLBT nguyên tố với O: nO(Fe3O4) = nO(Al2O3) = 0,2.3 = 0,6 mol

 → nFe3O4 = 0,15mol

    Áp dụng nguyên tố với Fe: n =Fe = 3nFe3O4 = 3.0,15 = 0,45 mol

    Áp dụng khối lượng: m = 0,45.56 + 0,2.102 + 0,1.27 = 48,3 gam

Xem đáp án và giải thích
Nhận biết
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Các chất nào được sử dụng để phân biệt 5 dung dịch: HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl, NaNO3?

Đáp án:
  • Câu A. BaCl2 , AgNO3, quỳ tím

  • Câu B. AgNO3, quỳ tím, NaOH

  • Câu C. NaOH, quỳ tím, Na2CO3

  • Câu D. NaOH, BaCl2, Na2CO3

Xem đáp án và giải thích
Cho 2,74 gam Ba hòa tan hoàn toàn vào H2O tạo thành dd X. Cho dung dịch X phản ứng với dung dịch H2SO4 dư. Tính khối lượng kết tủa tạo thành.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 2,74 gam Ba hòa tan hoàn toàn vào H2O tạo thành dd X. Cho dung dịch X phản ứng với dung dịch H2SO4 dư. Tính khối lượng kết tủa tạo thành.


Đáp án:

Ta có: nBa = 0,02 mol

Phương trình phản ứng hóa học:

Ba + 2H2O  →   Ba(OH)2 + H2

0,02                     0,02                        mol

Dung dịch X là dung dịch Ba(OH)2 (0,02 mol)

⇒ Phương trình phản ứng hóa học:

Ba(OH)2 + H2SO4  →    BaSO4↓ + 2H2

0,02                                0,02

⇒ m↓= mBaSO4 = 0,02.233 = 4,66g

Xem đáp án và giải thích
Bài toán liên quan tới phản ứng đốt cháy amin
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm hai amin (là đồng đẳng) và hai anken cần vừa đủ 0,2775 mol O2, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 11,43 gam. Giá trị lớn nhất của m là:


Đáp án:
  • Câu A. 2,55.

  • Câu B. 2,97.

  • Câu C. 2,69.

  • Câu D. 3,25.

Xem đáp án và giải thích
Một học sinh lấy 100 ml benzene (D=0,879g|ml,20oC), brom lỏng (D=3,1 g|ml,ở 20oC) và bột sắt để điều chế brombenzen. a) Hãy vẽ dụng cụ đề thực hiện thí nghiệm đó (xem hình 7.3 và hình 8.1) b) Tính thể tích brom cần dùng c) Để hấp thụ khí sinh ra cần dùng dung dịch chứa tối thiểu bao nhiêu gam NaOH d) Hãy đề nghị phương pháp tách lấy brombenzen từ hỗn hợp sau phản ứng, biết rằng nó là chất lỏng, sôi ở 156oC, D= 1,495 g/ml ở 20oC, tan trong benzene, không tan trong nước, không phản ứng với dung dịch kiềm. e) Sau khi tinh chế, thu được 80 ml brombenzen (ở 20oC). Hãy tính hiệu suất phản ứng brom hóa benzene.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một học sinh lấy 100 ml benzene (D=0,879g|ml,20oC), brom lỏng (D=3,1 g|ml,ở 20oC) và bột sắt để điều chế brombenzen.

a) Hãy vẽ dụng cụ đề thực hiện thí nghiệm đó (xem hình 7.3 và hình 8.1)

b) Tính thể tích brom cần dùng

c) Để hấp thụ khí sinh ra cần dùng dung dịch chứa tối thiểu bao nhiêu gam NaOH

d) Hãy đề nghị phương pháp tách lấy brombenzen từ hỗn hợp sau phản ứng, biết rằng nó là chất lỏng, sôi ở 156oC, D= 1,495 g/ml ở 20oC, tan trong benzene, không tan trong nước, không phản ứng với dung dịch kiềm.

e) Sau khi tinh chế, thu được 80 ml brombenzen (ở 20oC). Hãy tính hiệu suất phản ứng brom hóa benzene.


Đáp án:

a) Hình vẽ

b) mC6H6 = 0,879 . 1000 = 87,9 g ⇒ nC6H6 = 1,13 mol

C6H6     + Br2       ---bột Fe, t0--> C6H5Br     +  HBr (1)

1,13           1,13

Từ (1) ⇒ nBr2 = 1,13 mol

⇒ VBr2 = 1,13.160/3,1 = 58,32(ml)

c) Từ (1) ⇒ nHBr = nC6H6 = 1,13 mol

HBr + NaOH → NaBr + H2O (2)

1,13 mol

Từ (2) ⇒ nNaOH = 1,13 mol ⇒ mNaOH = 1,13 . 40 = 45,2 g

d) Cho hỗn hợp sau phản ứng gồm C6H5Br, HBr, C6H6 dư và Br2 dư tác dụng với dung dịch NaOH loãng. HBr và Br2 tác dụng với NaOH, chiết thu được hỗn hợp gồm C6H5Br và C6H6 dư.

Chưng cất khoảng 80oC, C6H6 bay hơi thu được C6H5Br (C6H5Br có nhiệt độ sôi 156oC).

e) Số mol C6H6 ban đầu là 1,13 mol

Khối lượng C6H5Br thực tế thu được.

mC6H5Br = V. D = 80 . 1,495 = 119,6 g ⇒ nC6H5Br = 0,76 mol

Từ (1) ⇒ Số mol C6H6 đã phản ứng là 0,76 mol

Hiệu suất phản ứng brom hóa benzene:

%H = npu/nban đầu .100% = (0,76 : 1,13).100% = 67,3%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…