Cho 5,85 gam một kim loại M, có hóa trị I tác dụng hết với nước thoát ra 1,68 lít khí (đktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 5,85 gam một kim loại M, có hóa trị I tác dụng hết với nước thoát ra 1,68 lít khí (đktc). Tìm M?


Đáp án:

nH2 =0,075 mol

2M + 2H2O → 2MOH + H2

0,15 ← 0,075(mol)

⇒ MM = 39 (g/mol) ⇒ M là Kali.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt nóng hidro trong khí oxi người ta nhận thấy cứ 2 thể tích khí hidro kêt hợp với 1 thể tích oxi tạo thành nước.   a) Hãy tìm công thức hóa học đơn giản của nước.   b) Viết phương trình hóa học xảy ra khi đốt nóng hidro và oxi.    c) Sau phản ứng, người ta thu được 1,8g nước.Hãy tìm thể tích các khí hidro và oxi tham gia phản ứng ở đktc.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt nóng hidro trong khí oxi người ta nhận thấy cứ 2 thể tích khí hidro kêt hợp với 1 thể tích oxi tạo thành nước.

  a) Hãy tìm công thức hóa học đơn giản của nước.

  b) Viết phương trình hóa học xảy ra khi đốt nóng hidro và oxi.

   c) Sau phản ứng, người ta thu được 1,8g nước.Hãy tìm thể tích các khí hidro và oxi tham gia phản ứng ở đktc.


Đáp án:

a) Vì 2 thể tích khí hidro kết hợp với 1 thể tích khí oxi có nghĩa là: VH2 = 2VO2 hay nH2 = 2nO2

   → 2 phân tử H2 kết hợp với 1 phân tử O2.

   Vậy công thức đơn giản của nước là H2O.

 b) Phương trình hóa học: 2H2  +   O2  --t0--> 2H2O

c) nH2O = 0,1 mol

Theo phương trình hóa học: nH2 = nH2O = 0,1(mol)

VH2 = 2,24 l

nO2 = 0,5nH2 = 0,05 mol

=> VO2 = 1,12 l

 

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu những tính chất vật lí và ứng dụng tương ứng của kim loại
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu những tính chất vật lí và ứng dụng tương ứng của kim loại


Đáp án:

– Kim loại có tính dẻo. Nhờ tính chất này người ta có thể rèn, kéo sợi, dát mỏng để làm nên đồ vật khác nhau bằng kim loại.

– Kim loại có tính dẫn điện cho nên một số kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện. Ví dụ như đồng, nhôm ...

– Kim loại có tính dẫn nhiệt. Nhờ tính dẫn nhiệt và một số tính chất khác, nhôm, thép không gỉ (inox) được dùng làm dụng cụ nấu ăn.

– Kim loại có ánh kim. Nhờ tính chất này kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí khác.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về quá trình ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho miếng hợp kim Fe-C vào dung dịch HCl loãng, khi đó xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa học ứng với sự tạo thành pin điện. Tại cực dương xảy ra quá trình:


Đáp án:
  • Câu A. Fe2+ + 2e ----> Fe

  • Câu B. Fe ----> Fe2+ + 2e

  • Câu C. 2H2O ----> 4H+ + O2 + 4e

  • Câu D. 2H+ + 2e ----> H2

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân 1,71 gam saccarozơ với hiệu suất 75%, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân 1,71 gam saccarozơ với hiệu suất 75%, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là


Đáp án:

nC12H22O11 = 1,71.75% : 342 = 3/800
C12H22O11 —> (Glucozơ + Fructozơ) —> 4Ag
—> nAg = 4nC12H22O11 = 0,015 mol
—> mAg = 1,62g

Xem đáp án và giải thích
Cho dãy oxit sau: Na2P, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. Dựa vào giá trị hiệu độ âm điện của hai nguyên tử trong phân tử, hãy xác định kiểu liên kết trong từng phân tử oxit (dựa vào số liệu ở bảng 2.3 SGK Hóa học lớp 10).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho dãy oxit sau: Na2P, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.

Dựa vào giá trị hiệu độ âm điện của hai nguyên tử trong phân tử, hãy xác định kiểu liên kết trong từng phân tử oxit (dựa vào số liệu ở bảng 2.3 SGK Hóa học lớp 10).


Đáp án:

Na2O, MgO, Al2O3 SiO2, P2O5, SO5 Cl2O7.
Hiệu dộ âm điện : 2,51 2,13 1,83 1,54 1,25 0,86 0,28
  liên kết ion liên kết cộng hóa liên kết cộng
    trị có cực hóa trị không cực

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbetokvip
Loading…