Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau:
Câu A. C + O2→CO2
Câu B. 3C + 4Al → Al4C3 Đáp án đúng
Câu C. C + 2CuO → 2Cu + CO2
Câu D. C + H2O → CO + H2
3C + 4Al → Al4C3
Cho 0,1 mol FeCl3 tác dụng hết với dung dịch Na2CO3 dư, thu được chất khí B và kết tủa C. Đem nung C đến khối lượng không đổi thu được chất rắn D. Tính thể tích khí B (đktc) và khối lượng chất rắn D.
2FeCl3 + 3H2O + 3Na2CO3 → 2Fe(OH)3 + 3CO2 + 6NaCl
0,1 0,1 0,15 mol
⇒ Chất khí B là CO2, kết tủa C là Fe(OH)3
⇒ VCO2= 0,15.22,4 = 3,36 lít
2Fe(OH)3 --t0--> Fe2O3 + 3H2O
0,1 0,05
⇒ Chất rắn D là Fe2O3
⇒ mD = 0,05.160 = 8 g
Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hiđrocacbon thơm có công thức phân tử C8H10, C8H8. Trong số các đồng phân đó, đồng phân nào phản ứng được với: dung dịch brôm, hiđrobromua? Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
Không có đồng phân nào phản ứng được với dung dịch Br2 và hiđro bromua.
Về tính chất hoá học, crom giống và khác với nhôm như thế nào ?
Tính chất hóa học của Al và Cr:
* Giống nhau: - Đều phản ứng với phi kim, HCl, H2SO4 (l)
- Đều có màng oxit bảo vệ bền trong không khí và thực tế là không phản ứng với nước
- Đều bị thụ động trong HNO3, H2SO4 (đ, nguội)
* Khác nhau: nhôm chỉ có một trạng thái số oxi hóa là +3 còn crom có nhiều trạng thái số oxi hóa, khi phản ứng với HCl, H2SO4 (l) cho hợp chất Al(III) còn Cr(II)
- Nhôm có tính khử mạnh hơn nên nhôm khử được crom(III)oxit.
Có 4 lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng khí sau :
Hãy phân biệt mỗi lọ đựng khí trên bằng phương pháp hóa học và viết các phương trình hóa học (nếu có).
- Dùng tàn đóm để nhận ra khí oxi
- Dùng giấy tẩm để nhận ra do tạo thành kết tủa đen :
- Dùng giấy màu ẩm để nhận biết khí clo do bị mất màu.
- Lọ còn lại là khí nitơ.
Dung dịch A là FeSO4 có lẫn tạp chất Fe2(SO4)3. Để xác định nồng độ mol của mỗi chất trong dung dịch A, người ta tiến hành những thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Thêm dần dần dung dịch NaOH vào 20ml dung dịch A cho đến dư, đun nóng. Lọc lấy kết tủa, nung ở nhiệt độ cao đến khi khối lượng không đổi, được chất rắn duy nhất có khối lượng 1,2 gam.
Thí nghiệm 2: Thêm vài giọt dung dịch H2SO4 vào 20 ml dung dịch A, rồi nhỏ dần dần từng giọt dung dịch KMnO4 vào dung dịch trên lắc nhẹ. Khi đun dung dịch có màu hồng thì ngừng thí nghiệm, người ta đã dùng hết 10 ml dung dịch KMnO4 0,2 M.
a. Giải thích quá trình thí nghiệm và viết các phương trình hóa học.
b. Tính nồng độ mol của mỗi chất có trong dung dịch A ban đầu.
c. Bằng phương pháp hóa học nào có thể loại bỏ được tạp chất trong dung dịch A ban đầu. Viết phương trình hóa học của phản ứng đã dùng.
a. Thí nghiệm 1:
FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4 (1)
Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 + 3NaCl (2)
4Fe(OH)2 + O2 ---t0--> 2Fe2O3 + 4H2O (3)
Fe(OH)3 ---t0---> Fe2O3 + 3H2O (4)
Thí nghiệm 2:
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O (5)
nFeSO4 = 5nKMnO4 = 5.0,01.0,2 = 0,01 mol
Theo các phương trình hóa học (1,3) ⇒ nFe2O3 (3) = 1/2 . nFeSO4 = 0,005
⇒ nFe2(SO4)3 ban đầu = nFe2O3 – nFe2O3 (3) = 1,2/160 - 0,005 = 0,0025 mol
b. Xác định nồng độ mol
CM FeSO4 = 0,01/0,02 = 0,5 M
CM Fe2(SO4)3 = 0,0025/0,02 = 0,125 M
c. Ngâm một đinh sắt vào A sẽ loại được Fe2(SO4)3
Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB