Thí nghiệm 2. Điều chế và thử một tính chất của metan
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thí nghiệm 2. Điều chế và thử một tính chất của metan


Đáp án:

- Tiến hành thí nghiệm:

   + Trộn đều natri axetat với vôi tôi xút theo tỉ lệ khối lượng 1:2, cho 4-5g hỗn hợp vừa trộn vào ống nghiệm khô có nút và ống dẫn khí

   + Lắp dụng cụ như hình 5.2

   + Đun nóng đáy ống nghiệm bằng đèn cồn

   + Thay ống dẫn khí bằng ống vuốt nhọn rồi đốt khí thoát ra. Quan sát màu ngọn lửa

   + Dẫn dòng khí lần lượt vào dd Br2 hoặc dd thuốc tím. Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng:

   + Đưa que diêm đang cháy tới đầu ống dẫn khí vuốt nhọn, CH4 được dẫn ra từ ống nghiệm bốc cháy với ngọn lửa xanh nhạt.

   + Đưa mặt đế sứ vào phía trên ngọn lửa, có các giọt nước đọng trên mặt sứ.

   + Đưa đầu ống dẫn khí sục vào các dung dịch KMnO4 và nước brom, không có hiện tượng mất màu.

- Giải thích:

   + Đốt CH4 cháy tạo ra CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt, CH4 cháy với ngọn lửa xanh.

PTHH: CH4 + 2O2 → CO2 + H2O (H = -890kJ)

   + CH4 không làm mất màu dung dịch KMnO4 và nước brom, chứng tỏ không xảy ra phản ứng.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nhiệt phân metan ở 1500oC trong thời gian rất ngắn, toàn bộ khí sau phản ứng cho qua dung dịch AgNO3 dư trong amoniac thì thu được 24,0 gam kết tủa. Khí thoát ra được đốt cháy hoàn toàn thì thu được 9,0 gam H2O. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt phân?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhiệt phân metan ở 1500oC trong thời gian rất ngắn, toàn bộ khí sau phản ứng cho qua dung dịch AgNO3 dư trong amoniac thì thu được 24,0 gam kết tủa. Khí thoát ra được đốt cháy hoàn toàn thì thu được 9,0 gam H2O. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt phân?


Đáp án:

2CH4 -1500oC C2H2 + 3H2

nC2Ag2 = nC2H2 = 0,1mol

⇒ nCH4 pư = 0,2 mol; nH2 = 0,3 mol

nH2O = nH2 + 2nCH4 dư ⇒ nCH4 dư = 0,1 mol ⇒ nCH4 ban đầu = 0,3 mol

H% = 0,2 : 0,3. 100% = 66,67%

Xem đáp án và giải thích
Cho các muối sau: KCl, AgCl, BaSO4, CaCO3, MgCl2, những muối nào không tan trong nước?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các muối sau: KCl, AgCl, BaSO4, CaCO3, MgCl2, những muối nào không tan trong nước?


Đáp án:

- Phần lớn các muối clorua, sunfat đều tan trừ một số muối như AgCl, BaSO4, CaSO4...

- Phần lớn các muối cacbonat không tan trừ muối natri, kali

⇒ Những muối không tan trong nước là: AgCl, BaSO4, CaCO3

Xem đáp án và giải thích
Hãy tính số mol và số gam chất tan trong mỗi dung dịch sau: a) 1 lít dung dịch NaCl 0,5M. b) 500ml dung dịch KNO3 2M. c) 250ml dung dịch CaCl2 0,1M. d) 2 lít dung dịch Na2SO4 0,3M.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy tính số mol và số gam chất tan trong mỗi dung dịch sau:

a) 1 lít dung dịch NaCl 0,5M.

b) 500ml dung dịch KNO3 2M.

c) 250ml dung dịch CaCl2 0,1M.

d) 2 lít dung dịch Na2SO4 0,3M.


Đáp án:

a) nNaCl = CM.V = 0,5.1 = 0,5 (mol) → mNaCl = n.M = 0,5.(23 +35,5) = 29,25 (g)

b) Đổi 500 ml = 0,5 lít

nKNO3 = CM.V = 2.0,5 = 1 (mol) → mKNO3 = n.M = 1.(39 + 14 + 16.3) = 101 (g)

c) Đổi 250 ml = 0,25 lít

nCaCl2 = CM.V = 0,1.0,25 = 0,025 (mol) → mCaCl2 = n.M = 0,025(40 + 71) = 2,775 (g)

d) nNa2SO4 = CM.V = 0,3.2 = 0,6 (mol) → mNa2SO4= n.M = 0,6.142 = 85,2 (g)

Xem đáp án và giải thích
Mô tả sự hình thành các liên kết trong phân tử HCl, C2H4, CO2, N2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Mô tả sự hình thành các liên kết trong phân tử HCl, C2H4, CO2, N2.


Đáp án:

- Phân tử HCl: Obian ls chứa electron độc thân của nguyên tử hiđro xen phủ với obitan 3p chứa electron độc thân của nguyên tử clo, tạo thành một liên kết σ.

- Phân tử C2H4: Trong phân tử etilen (C2H4) mỗi nguyên tử cacbon có sự lai hóa sp2. Các obitan lai hóa tạo một liên kết σ giữa hai nguyên tử cacbon và hai liên kết σ với hai nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử cacbon còn một obitan p không tham gia lai hóa sẽ xen phủ bên với nhau tạo liên kết π. Liên kết giữa hai nguyên tử cacbon là liên kết đôi.

- Phân tử CO2: Phân tử CO2 có dạng đường thẳng, nguyên tử cacbon lai hóa sp. Hai obitan lai hóa chứa electrón độc thân của nguyên tử c xen phủ trục với 2 obitan 2p chứa electrón độc thân của 2 nguyên tử oxi, tạo thành 2 liên kết σ. Hai obitan 2p không lai hóa của nguyên tử cacbon có chứa electron độc thân xen phủ bên với 2 obitan 2p chứa electron độc thân còn lại của 2 nguyên tử oxi, tạo nên 2 liên kết π.

- Phân tử N2: Mỗi nguyên tử nitơ có 3 electron độc thân nằm trên 3 obitan 2p; 2 obitan 2p của hai nguyên tử nitơ xen phủ trục, tạo nên 1 liên kết σ. Các obitan p còn lại xen phủ bên với nhau từng đôi một tạo nến 2 liên kết K. Như vậy, 2 nguyên tử nitơ liên kết với nhau bằng một liên kết σ và 2 liên kết π.

Xem đáp án và giải thích
Cho 13,33 gam hỗn hợp Al, Cu, Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch A, 7,728 lít khí (đktc) và 6,4 gam chất rắn không tan. Cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 13,33 gam hỗn hợp Al, Cu, Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch A, 7,728 lít khí (đktc) và 6,4 gam chất rắn không tan. Cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan?


Đáp án:

nH2SO4 = nH2 = 0,345 mol

mAl + mMg = 13,33 – 6,4 = 6,93g

=> mmuối = mAl + mMg + mSO42- = 40,05 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…