Sau khi thực hành hóa học, trong 1 số chất thải dạng dung dịch có chứa các ion Cu2+, Zn2+, Fe2+, Pb2+, Hg2+…. Dùng hóa chất nào để xử lí sơ bộ các chất thải trên
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sau khi thực hành hóa học, trong 1 số chất thải dạng dung dịch có chứa các ion Cu2+, Zn2+, Fe2+, Pb2+, Hg2+…. Dùng hóa chất nào để xử lí sơ bộ các chất thải trên


Đáp án:

Sử dụng nước vôi dư để kết tủa hết các ion đó.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phương pháp điều chế kim loại kiềm là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phương pháp điều chế kim loại kiềm là gì?


Đáp án:

- Kim loại kiềm dễ bị oxi hóa thành ion dương, do vậy trong tự nhiên kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

- Điều chế kim loại kiềm bằng cách khử ion của chúng:

    M+ + e → M

- Tuy nhiên, không có chất nào khử được ion kim loại kiềm.

- Phương pháp thường dùng để điều chế kim loại kiềm là điện phân nóng chảy muối halogenua của kim loại kiềm.

Xem đáp án và giải thích
Cho 14,19 gam hỗn hợp gồm 3 amino axit (phân tử chỉ chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm amino) vào dung dịch chứa 0,05 mol axit oxalic, thu được dung dịch X. Thêm tiếp 300 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 26,19 gam chất rắn khan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 14,19 gam hỗn hợp gồm 3 amino axit (phân tử chỉ chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm amino) vào dung dịch chứa 0,05 mol axit oxalic, thu được dung dịch X. Thêm tiếp 300 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 26,19 gam chất rắn khan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là


Đáp án:

BTKL: mH2O = m a.a + m(COOH)2 + mNaOH – m chất rắn = 14,19 + 0,05.90 + 0,3.40 – 26,19 = 4,5 gam

=> nH2O = 0,25 mol < nNaOH => NaOH dư, các chất trong X phản ứng hết

nH2O = na.a + 2n(COOH)2 => na.a = 0,25 – 2.0,05 = 0,15 mol

=> M a.a = 14,19 : 0,15 = 94,6 => R = 33,6

Hỗn hợp muối sau phản ứng với HCl gồm:

ClH3N-R-COOH: 0,15 mol

NaCl: 0,3 mol

=> m muối = 0,15(52,5 + R + 45) + 0,3.58,5 = 37,215 gam

Xem đáp án và giải thích
Hiđrocacbon X ở thể lỏng có tỉ lệ phần trăm khối lượng H xấp xỉ 7,7%. X tác dụng được với dung dịch brom. Công thức nào sau đây là công thức phân tử của X?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hiđrocacbon X ở thể lỏng có tỉ lệ phần trăm khối lượng H xấp xỉ 7,7%. X tác dụng được với dung dịch brom. Công thức nào sau đây là công thức phân tử của X?


Đáp án:
  • Câu A. C7H8

  • Câu B. C8H10

  • Câu C. C6H6

  • Câu D. C8H8

Xem đáp án và giải thích
Một hỗn hợp A nặng 7,2 gam gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ. Hoà tan hết A bằng H2SO4 loãng thu được khí B, cho B hấp thụ hết vào 450 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M được 15,76 gam kết tủa. Nếu thêm nước vôi trong vào dung dịch sau phản ứng lại thấy có kết tủa xuất hiện. Kim loại chắc chắn có mặt trong hỗn hợp A là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một hỗn hợp A nặng 7,2 gam gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ. Hoà tan hết A bằng H2SO4 loãng thu được khí B, cho B hấp thụ hết vào 450 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M được 15,76 gam kết tủa. Nếu thêm nước vôi trong vào dung dịch sau phản ứng lại thấy có kết tủa xuất hiện. Kim loại chắc chắn có mặt trong hỗn hợp A là kim loại nào?


Đáp án:

Đặt công thức chung 2 muối cacbonat là MCO3 với số mol là x

Phản ứng: MCO3 + H2SO4 → MSO4 + H2O + CO2

CO2 phản ứng với dung dịch Ba(OH)2

nBaCO3 = 0,08 mol; nBa(OH)2 = 0,09 mol

dung dịch sau phản ứng có phản ứng kết tủa với nước vôi trong => trong dung dịch có muối axit

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2

Tính ra nCO2 = 0,1 = nMCO3 => M = 12

Kim loại chắc chắn có mặt trong hỗn hợp là Be

Xem đáp án và giải thích
Biết phản ứng oxi hóa – khử xảy ra trong một pin điện hóa là : Fe + Ni2+ → Ni + Fe2+ a. Hãy xác định các điện cực dương và âm của pin điện hóa b. Viết các phản ứng oxi hóa và phản ứng khử xảy ra trên mỗi điện cực c. Tính suất điện động chuẩn của pin điện hóa
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Biết phản ứng oxi hóa – khử xảy ra trong một pin điện hóa là :

Fe + Ni2+ → Ni + Fe2+

a. Hãy xác định các điện cực dương và âm của pin điện hóa

b. Viết các phản ứng oxi hóa và phản ứng khử xảy ra trên mỗi điện cực

c. Tính suất điện động chuẩn của pin điện hóa


Đáp án:

Fe + Ni2+ → Fe2+ + Ni

a. Cực âm (anot) nơi xảy ra sự oxi hóa ⇒ Fe là cực âm

Cực dương (catot) nơi xảy ra sự khử ⇒ Ni là cực dương

b. Fe → Fe2+ + 2e : Cực (-) ; Ni2+ + 2e → Ni : Cực (+)

c. Eopin= EoNi2+/Ni - EoFe2+/Fe = -0,23 – (-0,44) = 0,21 V

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbetokvip
Loading…