Phản ứng oxi hóa khử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho phương trình hóa học của hai phản ứng sau: FeO + CO <-> Fe + CO2. 3FeO + 10HNO3 <-> 5H2O + NO + 3Fe(NO3)3. Hai phản ứng trên chứng tỏ FeO là chất:

Đáp án:
  • Câu A. chỉ có tính bazo.

  • Câu B. chỉ có tính oxi hóa khử.

  • Câu C. chỉ có tính khử.

  • Câu D. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. Đáp án đúng

Giải thích:

Phản ứng đầu tiên: Fe2+ -> Fe => tính oxi hóa. Phản ứng thứ 2: Fe2+ -> Fe3+ => tính khử.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nêu những ứng dụng của photpho. Những ứng dụng đó xuất phát từ tính chất gì của photpho?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu những ứng dụng của photpho. Những ứng dụng đó xuất phát từ tính chất gì của photpho?


Đáp án:

- Ứng dụng:

+ P đỏ được dùng trong sản xuất diêm.

+ Điều chế axit photphoric, thuốc trừ sâu chứa photpho…

+ Dùng trong quân sự: sản xuất bom, đạn cháy, đạn khói…

+ Photpo còn là một nguyên tố rất cần cho con người nhất là trí thông minh, sáng tạo, phát triển xương. Cần cho cây nhất là cây ăn trái.

- Những ứng dụng đó xuất phát từ tính khử và tính oxi hoá của photpho.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của cacbohiđrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các chất: glucozo; saccarozo; tinh bột; metyl fomat; xenlulozo; fructozo. Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit tạo sản phẩm tác dụng với Cu(OH)2 và tráng bạc là:


Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 4

  • Câu C. 3

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Có hỗn hợp khí gồm SO2, CO2, H2. Hãy chứng minh sự có mặt của từng khí trong hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng .
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hỗn hợp khí gồm SO2, CO2, H2. Hãy chứng minh sự có mặt của từng khí trong hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng .


Đáp án:

Cho dung dịch brom vào hỗn hợp khí, thấy dung dịch brom mất màu chứng tỏ trong hỗn hợp có SO2

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4.

Thêm tiếp dung dịch brom vào hỗn hợp cho đến khi dung dịch Br2 hết bị mất màu như vậy hết SO2.

Dẫn hỗn hợp khí còn lại qua dung dịch nước vôi trong có dư thấy có kết tủa trắng chứng tỏ có CO2.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

Dẫn khí còn lại qua bình đựng CuO (màu đen) đun nóng thấy có xuất hiện Cu màu đỏ thì khí đó là H2.

CuO + H2 → Cu + H2O

Xem đáp án và giải thích
Dùng một hoá chất làm thuốc thử để phân biệt dung dịch các chất trong các dãy sau bằng phương pháp hoá học. a) Saccarozơ, mantozơ. b) Ancol etylic, đường củ cải, đường mạch nha
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dùng một hoá chất làm thuốc thử để phân biệt dung dịch các chất trong các dãy sau bằng phương pháp hoá học.

a) Saccarozơ, mantozơ.

b) Ancol etylic, đường củ cải, đường mạch nha





Đáp án:

a) Cho AgNO3 trong dung dịch NH3 vào 2 ống nghiệm chứa saccarozơ và mantozơ rồi đun nóng, ống nghiệm nào có bạc kim loại bám vào thành ống nghiệm trong sáng bóng (phản ứng tráng bạc) là ống nghiệm chứa mantozơ, còn dung dịch trong ống nghiệm kia không phán ứng là saccarozơ.

b) Đường củ cải chứa saccarozơ, đường mạch nha chứa mantozơ. Cho 3 dung dịch trên vào 3 ống nghiệm chứa Cu(OH)2 và đun nóng, ống nghiệm cho dung dịch màu xanh lam là ống nghiệm chứa saccarozơ, ống nghiệm có kết tủa màu đỏ gạch chứa đường mạch nha, còn ống nghiệm không có hiện tượng gì chứa ancol etylic.

2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O

Phân tử mantozơ (đường mạch nha) do hai gốc glucozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi. Nhóm "OH'', hemiaxetal ở gốc glucozơ thứ 2 trong phân tử mantozơ còn tự do nên trong dung dịch, gốc này mở vòng tạo ra nhóm CH=O, vì vậy phân tử mantozơ tác dụng được với Cu(OH)2 khi đun nóng cho Cu2O kết tủa màu đỏ gạch.

 



Xem đáp án và giải thích
Cho biết tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố clo. Giải thích vì sao nguyên tố clo có tính chất hóa học cơ bản đó? Cho thí dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố clo. Giải thích vì sao nguyên tố clo có tính chất hóa học cơ bản đó? Cho thí dụ minh họa.


Đáp án:

Tính chất hóa học cơ bản của clo: Clo là chất oxi hóa mạnh.

- Tác dụng với kim loại : clo oxi hóa trực tiếp hầu hết các kim loại tạo muối clorua, phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường hoặc không cao lắm, tốc độ nhanh, tỏa nhiều nhiệt.

2Fe + 3Cl2 --t0-->2FeCl3

- Tác dụng với hiđro: Phản ứng xảy ra khi chiếu sáng bởi ánh sáng mặt trời:

H2 + Cl2 → 2HCl.

- Tác dụng với nước:

Trong phản ứng với nước, clo vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.

Cl2 + H2O ⇆ HCl + HClO

Sở dĩ có những tính chất hóa học cơ bản trên vì khi tham gia phản ứng, nguyên tử clo dễ nhận thêm 1 electron để thành ion Cl-. Vì vậy tính chất hóa học cơ bản của clo là tính oxi hóa mạnh.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…