Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong quá trình chuyển đổi sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong quá trình chuyển đổi sau:


Đáp án:

    (1) 4FeS2 + 11O2 −→ 2Fe2O3 + 8SO2 ↑

    (2) Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

    (3) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

    (4) 2Fe(OH)3 −→ Fe2O3 + 3H2O

    (5) Fe2O3 + H2 −→ 2FeO + H2O

    (6) FeO + H2SO4(l) → FeSO4 + H2O

    (7) FeSO4 + Mg → MgSO4 + Fe

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán xác định khối lượng Ag sinh ra từ phản ứng tráng bạc của glucozơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đung nóng 100 gam dung dịch glucozơ 18% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là:


Đáp án:
  • Câu A. 16,2

  • Câu B. 21,6

  • Câu C. 10,8

  • Câu D. 32,4

Xem đáp án và giải thích
Có thể điều chế MgCl2 bằng: - Phản ứng hóa hợp. - Phản ứng thế. - Phản ứng trao đổi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có thể điều chế MgCl2 bằng:

- Phản ứng hóa hợp.

- Phản ứng thế.

- Phản ứng trao đổi.


Đáp án:

Điều chế MgCl2 bằng:

- Phản ứng hóa hợp: Mg + Cl2 → MgCl2

- Phản ứng thế: Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu

- Phản ứng trao đổi: Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O

Xem đáp án và giải thích
Khi đốt cháy một cacbohiđrat X được mH2O: mCO2 = 33:88 . Tìm công thức phân tử của X
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi đốt cháy một cacbohiđrat X được mH2O: mCO2 = 33:88 . Tìm công thức phân tử của X


Đáp án:

Ta có: mH2O: mCO2 = 33:88 ⇒ H: C = 11: 6

⇒ X là C12H22O11

Xem đáp án và giải thích
Có 60 gam dung dịch NaCl 20%. Tính nồng độ % dung dịch thu được khi cô đặc dung dịch để chỉ còn 50 gam?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 60 gam dung dịch NaCl 20%. Tính nồng độ % dung dịch thu được khi cô đặc dung dịch để chỉ còn 50 gam?


Đáp án:

Khối lượng NaCl có trong dung dịch là:

mct = (60.20)/100 = 12 g

Nồng độ dung dịch sau khi cô đặc là: C%sau = 24%

Xem đáp án và giải thích
Khi nhúng một lá Zn vào dung dịch muối Co2+, nhận thấy có một lớp kim loại Co phủ ngoài lá kẽm. Khi nhúng lá Pb và dung dịch muối trên, không nhận thấy hiện tượng nào xảy ra. a. Kim loại nào có tính khử mạnh nhất trong số 3 kim loại trên b. Cation nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong số 3 cation kim loại trên c. Sắp xếp cặp oxi hóa – khử của những kim loại trên theo chiều tính oxi hóa của cation tăng dần. d. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa – khử
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi nhúng một lá Zn vào dung dịch muối Co2+, nhận thấy có một lớp kim loại Co phủ ngoài lá kẽm. Khi nhúng lá Pb và dung dịch muối trên, không nhận thấy hiện tượng nào xảy ra.

a. Kim loại nào có tính khử mạnh nhất trong số 3 kim loại trên

b. Cation nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong số 3 cation kim loại trên

c. Sắp xếp cặp oxi hóa – khử của những kim loại trên theo chiều tính oxi hóa của cation tăng dần.

d. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa – khử


Đáp án:

a. Zn đẩy dược Co; Pb không đẩy được Co

=> Zn có tính khử mạnh nhất

b. Pb2+ có tính oxi hóa mạnh nhất

c. Xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của cation: Zn2+/Zn; Co2+/Co; Pb2+/Pb

d. Các phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa khử

Zn + Co2+ → Zn2+ + Co

Zn + Pb2+ → Zn2+ + Pb

Co + Pb2+ → Co2+ + Pb

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…