Câu A. anilin, fructozơ, glixerol, metanal. Đáp án đúng
Câu B. phenol, fructozơ, etylen glicol, metanal.
Câu C. anilin, glucozơ, etylen glicol, metanol.
Câu D. phenol, glucozơ, glixerol, etanal.
Anilin (X) Metanal (T) Glixerol (Z) Fructozơ (Y) Nước Br2: C6H2NH2(Br)3 Mất màu nước brom Dd AgNO3/NH3: Ag Ag Cu(OH)2: Tạo phức tan màu xanh lam Tạo phức tan màu xanh lam
Cho 5,4 gam Al tác dụng vừa đủ với oxi thu được nhôm oxit Al2O3. Tính khối lượng Al2O3 tạo thành.
Số mol Al: nAl = 0,2 mol
Phương trình hóa học:
4Al + 3O2 --t0--> 2Al2O3
0,2 → 0,1 (mol)
Khối lượng Al2O3 tạo thành: mAl2O3 = 0,1 . 102 = 10,2 g
a) Căn cứ vào đâu mà người ta xếp các nguyên tố thành chu kì, nhóm?
b) Thế nào là chu kì? Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì nhỏ, chu kì lớn? Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố?
a)- Căn cứ vào những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, người ta sắp xếp thành các dãy nguyên tố gọi là chu kì (trừ chu kì 1).
- Căn cứ vào cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng tương tự nhau để sắp các nguyên tố thành nhóm.
b) Chu kì là dãy những nguyên tố mà những nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron. Chu kì nào cũng bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí hiếm (Trừ chu kì 1).
Bảng tuần hoàn có 7 chu kì gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.
Chu kì nhỏ là chu kì 1, 2, 3.
Chu kì 1 có 2 nguyên tố.
Chu kì 2, 3 đều có 8 nguyên tố.
Chu kì lớn là các chu kì 4, 5, 6, 7.
Chu kì 4, 5 đều có 18 nguyên tố.
Chu kì 6 có 32 nguyên tố.
Chu kì 7 mới tìm thấy 32 nguyên tố.
Viết công thức cấu tạo các hợp chất sau:
a) fomanđehit
b) benzanđehit
c) axeton
d) 2-metylbutanal
e) but -2-en-1-al
g) axetophenon
h) Etyl vinyl xeton
i) 3-phenyl prop-2-en-1-al (có trong tinh dầu quế)
Tên gọi | Công thức cấu tạo |
fomanđehit | HCHO |
benzanđehit | C6H5-CHO |
axeton | CH3-CO-CH3 |
2-metylbutanal | CH3 CH2 CH(CH3 )CHO |
but -2-en-1-al | CH3-CH=CH-CH=O |
axetophenon | CH3-CO-C6H5 |
Etyl vinyl xeton | CH3 CH2-CO-CH=CH2 |
3-phenyl prop-2-en-1-al (có trong tinh dầu quế) | C6H5-CH=CH-CHO |
Hãy nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a) Cho benzene vào ống nghiệm chứa nước brom, lắc kĩ rồi để yên
b) Cho brom lỏng vào ống nghiệm chứa benzene, lắc rồi để yên.
c) Cho thêm bột sắt vào ống nghiệm ở thí nghiệm câu b) rồi đun nhẹ.
a) Benzene không tác dụng với nước brom. Vì vậy khi cho benzene vào ống nghiệm chứa nước brom, lắc kĩ rồi để yên. Chất lỏng trong ống nghiệm sẽ tách thành hai lớp: Lớp chất lỏng trên là dung dịch brom trong benzene có màu vàng (phần này do enzen tan trong brom tạo nên), lớp dưới là nước trong suốt.
b) Khi cho brom lỏng vào ống nghiệm chứa benzene, lắc rồi để yên thì tạo thành dung dịch, màu brom sẽ nhạt đi do benzene tan trong brom lỏng.
Lưu ý: brom lỏng là brom nguyên chất là dung môi không phân cực tan tốt trong benzen nên tạo dung dịch đồng nhất.
c) Cho thêm bột sắt vào ống nghiệm ở thí nghiệm b) rồi đun nhẹ thì hiện tượng quan sát được là: có khí thoát ra, màu brom nhạt dần. Do cấu tạo đặc biệt của benzen nên benzen chỉ tác dụng Br2 khan khi có xúc tác bột sắt. Khí thoát ra là HBr.
Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các khí : O2, O3, NH3, HCl và H2S đựng trong các bình riêng biệt.
Dùng giấy quỳ tím ẩm : HCl và H2S làm đổi màu quỳ tím thành đỏ ; NH3 làm đổi màu quỳ tím thành xanh ; O3 làm mất màu quỳ tím.
Dùng giấy tẩm dung dịch Pb(NO3)2 : H2S làm giấy có màu đen.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet