Đốt cháy hoàn toàn 12,8 gam đồng (Cu) trong bình chứa oxi (O2) thu được 16 gam đồng (II) oxit (CuO). Tính khối lượng oxi đã tham gia phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 12,8 gam đồng (Cu) trong bình chứa oxi (O2) thu được 16 gam đồng (II) oxit (CuO). Tính khối lượng oxi đã tham gia phản ứng


Đáp án:

2Cu + O2 →t o CuO

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

mCu + mO2 = mCuO

→ mO2 = mCuO - mCu = 16 – 12,8 = 3,2 (gam)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ có hiện tượng gì?


Đáp án:

Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ có hiện tượng kết tủa trắng.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hết 3,1 g photpho trong bình chứa oxi tạo ra điphotpho pentaoxit. Tính khối lượng oxit thu được sau phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hết 3,1 g photpho trong bình chứa oxi tạo ra điphotpho pentaoxit. Tính khối lượng oxit thu được sau phản ứng


Đáp án:

nP = 0,1 mol

4P + 5O2 --t0-->  2P2O5

0,1 → 0,05 (mol)

mP2O5= 0,05.142 = 7,1 g

Xem đáp án và giải thích
Chất lưỡng tính
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, Pb(OH)2, Al, ZnO, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 7

  • Câu C. 5

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 4,8 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi thì được m gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 4,8 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi thì được m gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m


Đáp án:

Giải

Ta có: nFe = 0,2 mol; nMg = 0,2 mol

AD ĐLBTNT => 2nFe2O3 = nFe => nFe2O3 = 0,5nFe = 0,2.0,5 = 0,1 mol

Ta có: nMg = nMgO = 0,2 mol

=>m rắn = mFe2O3 + mMgO = 0,1.160 + 0,2.40 = 24 gam

Xem đáp án và giải thích
X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm ở hai chu kì liên tiếp, biết rằng X đứng trước Y trong bảng tuần hoàn. Tổng các hạt mang điện trong nguyên tử X và Y là 52. Số hiệu nguyên tử của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm ở hai chu kì liên tiếp, biết rằng X đứng trước Y trong bảng tuần hoàn. Tổng các hạt mang điện trong nguyên tử X và Y là 52. Số hiệu nguyên tử của X là?


Đáp án:

Tổng số hạt mang điện của X và Y = 52

⇒ 2pX + 2pY = 52 ⇒ pX + pY = 26

X,Y thuộc 2 chu kì liên tiếp ⇒ pY - pX = 8 ( TH pY - pX = 18 loại)

⇒ pX = 9 ⇒ ZX =9

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…