Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nictric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nictric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được bao nhiêu?


Đáp án:

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hợp chất X là một este no, mạch hở, hai chức (phân tử không chứa thêm nhóm chức nào khác). Đốt cháy hoàn toàn X cần thể tích khí oxi bằng thể tích CO2 sinh ra ở cùng điều kiện. Lấy 13,2 gam X phản ứng hết với 200 ml dung dịch KOH 1,25M. Sau phản ứng thu được hỗn hợp hai ancol và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn khan có khối lượng xấp xỉ bằng bao nhiêu?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất X là một este no, mạch hở, hai chức (phân tử không chứa thêm nhóm chức nào khác). Đốt cháy hoàn toàn X cần thể tích khí oxi bằng thể tích CO2 sinh ra ở cùng điều kiện. Lấy 13,2 gam X phản ứng hết với 200 ml dung dịch KOH 1,25M. Sau phản ứng thu được hỗn hợp hai ancol và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn khan có khối lượng xấp xỉ bằng bao nhiêu?


Đáp án:

Hợp chất X là một este no, mạch hở, hai chức có công thức tổng quát CnH2n-2O4

CnH2n-2O4 + (1,5n-2,5)O2 -to→ nCO2 + (n-1)H2O

Có 1,5n - 2,5 = n → n = 5 → X có công thức C5H8O4

Để thuỷ phân X thu được hỗn hợp ancol → X phải có cấu tạo CH3OOC-COOC2H5

Có 2nX < nKOH = 0,25 mol → chứng tỏ chất rắn khan có KOOC-COOK: 0,1 mol và KOH dư: 0,05 mol

→ m = mKOOC-COOK + mKOH = 0,1.166 + 0,05.56 = 19,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt 3 mẫu hợp kim sau: Al – Fe; Al – Cu ; Cu – Fe.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt 3 mẫu hợp kim sau:

Al – Fe; Al – Cu ; Cu – Fe.


Đáp án:

Cho dung dịch NaOH vào 3 mẫu hợp kim, mẫu thử nào có khí thoát ra là Al-Fe và Al-Cu, mẫu thử nào không có khí thoát ra là Cu-Fe

2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2

Cho dung dịch HCl đến dư vào hai mẫu thử trên, mẫu thử nào không hòa tan hết là Al-Cu, mẫu thử nào tan hết là Al-Fe

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Xem đáp án và giải thích
Hãy trình bày các phương pháp điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Tại sao không áp dụng phương pháp điều chế khí trong phòng thí nghiệm, và ngược lại?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy trình bày các phương pháp điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Tại sao không áp dụng phương pháp điều chế khí trong phòng thí nghiệm, và ngược lại?


Đáp án:

Điều chế oxi:

- Trong phòng thí nghiệm, oxi được điều chế bằng cách phân hủy những hợp chất giàu Oxi và ít bên với nhiệt như KMnO4, KClO3, ...

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 → 2KCl + 3O2

- Trong công nghiệp:

a) Từ không khí: Không khí sau khi đã loại bỏ hết hơi nước, khí CO2, được hóa lỏng dưới áp suất 200 atm đồng thời hạ thấp nhiệt độ. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng, thu được oxi lỏng. Oxi lỏng được vận chuyển trong những bình thép có thể tích 100 lít dưới áp suất 150atm.

b) Từ nước. Điện phân nước: 2H2O

Người ta không áp dụng phương pháp phòng thí nghiệm cho phòng thí nghiệm vì trong phòng thí nghiệm chỉ điều chế lượng nhỏ oxi, còn công nghiệp cần một lượng lớn giá thảnh rẻ.

Xem đáp án và giải thích
 Cho phương trình CaCO3 --t0--> CO2↑ + CaO Để thu được 11,2 gam CaO cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho phương trình CaCO3 --t0--> CO2↑ + CaO

Để thu được 11,2 gam CaO cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 ?


Đáp án:

Số mol CaO thu được là: nCaO = 0,2 mol

Phương trình hóa học:

CaCO3 --t0--> CO2 + CaO

1              ←               1 mol

0,2          ←              0,2 (mol)

Theo phương trình: nCaCO3 = nCaO = 0,2 mol

Xem đáp án và giải thích
Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại được lặp lại giống như chu kì trước là do
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại được lặp lại giống như chu kì trước là do


Đáp án:

Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại được lặp lại giống như chu kì trước là do  sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…