Phần lớn glucozo do cây xanh tổng hợp ra trong quá trình quang hợp là để tạo ra xenlulozơ. Biết răgng một cây bạch đàn 5 tuôi có khối lượng gỗ trung bình là 100kg chứa 50% xenlulozo.
a. Tính xem 1 ha rừng bạch đàn 5 tuổi mật độ 1 cây/20m2 đã hấp thụ bao nhiêu m3 CO2 và giải phóng ra bao nhiêu m3 O2 để tạo xenlulozo.
b. Nếu dùng toàn bộ gỗ từ 1 ha bạch đàn nói trên để sản xuất giấy (giả sử chứa 95% xenlulozo và 5% phụ gia) thì sẽ thu được bao nhiêu tấn giấy, biết rằng hiệu suất chung của quá trình là 80% tinh theo lượng xenlulozo ban đầu.
a. 1 ha = 10000 m2. Mật độ bạch đàn 20m2/cây, mỗi cây có 50 kg xenlulozo nên tổng khối lượng xenlulozo tổng hợp được là: 50.10000 /20 = 25000 (kg)
Phản ứng quang hợp
6nCO2 + 5nH2O → (C6H10O5)n + 6nO2
Thể tích CO2 = thể tích O2 = V m3
=> V = (25000 x 6 x 22,4n):(0,162n x 1000) = 20740,740 (m3)
b. khối lượng giấy sản xuất từ 1 ha bạch đàn trên là : 25 : 95 . 100 ≈ 26,32 (tấn)
Khi hoà tan 6 gam hợp kim gồm Cu, Fe và AI trong axit clohiđric dư thì tạo thành 3,024 lít H2 (đktc) và còn lại 1,86 gam kim loại không tan.
a) Viết các phương trình hoá học.
b) Xác định thành phần phần trăm khối lượng các kim loại.
a) Khi hoà tan hợp kim gồm 3 kim loại Fe, Cu và Al trong dung dịch HCl dư thì Cu không tác dụng, khối lượng 1,86 gam là khối ỉượng Cu. Gọi số mol Fe là x mol, Al là y mol.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
nFe = x mol
nAl = y mol
nH2 = 3,024/22,4 = 0,135
Ta có hệ phương trình
56x + 27y = 6 - 1,86 = 4,14
x + 3/2y = 0,135
=> x = 0,045; y = 0,06
mFe = 0,045 x 56 = 2,52g; mAl = 0,06 x 27 = 1,62g
Từ đó ta tính được thành phần phần trăm khối lượng các kim loại.
Trình bày tính chất vật lý và hóa học của nước.
Tính chất vật lý
- Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100ºC (dưới áp suất khí quyển là 760mmHg), hóa rắn ở 0ºC.
- Hoà tan nhiều chất: rắn (như muối ăn, đường…), lỏng (như cồn, axit …), khí (như amoniac, hiđro clorua…).
Tính chất hóa học
Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường, tác dụng với một số bazơ và tác dụng với nhiều oxit axit.
a) Tác dụng với kim loại
Nước có thể tác dụng với một số kim loại như K, Na, Ca, Ba… ở nhiệt độ thường tạo ra bazơ tương ứng và khí hiđro.
Ví dụ: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
b) Tác dụng với oxit bazơ
Nước có thể tác dụng với một số oxit bazơ như K2O, Na2O, CaO, BaO … tạo ra bazơ.
Ví dụ: CaO + H2O → Ca(OH)2
c) Tác dụng với oxit axit
Nước tác dụng với oxit axit tạo ra axit.
Ví dụ: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Một thể tích hơi anđêhit X mạch hở cộng hợp tối đa hai thể tích , sản phẩm Y sinh ra cho tác dụng hết với natri, thu được thể tích khí đúng bằng thể tích hơi anđêhit ban đầu. Biết các thể tích khí và hơi nước đo trong cùng nhiệt độ và áp suất. X thuộc loại hợp chất nào?
Gọi Y là . Ta có phương trình hóa học :
Từ phương trình trên tính đucợ x =2. Vậy X là anđehit hai chức với , k là số liên kết (C=C)
Suy ra k = 0
Vậy X là anđehit no, hai chức, mạch hở.
Axit fomic tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 tạo ra kết tủa bạc kim loại. Dựa vào cấu tạo phân tử của axit fomic để giải thích, viết phương trình hóa học của phản ứng.
Do trong phân tử HCOOH có nhóm –CHO nên HCOOH phản ứng với AgNO3/NH3 như là một anđehit.
HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 2Ag + 2NH4NO3
Một oxit được tạo bởi 2 nguyên tố sắt và oxi trong đó tỉ lệ khối lượng giữa sắt và oxi là 7/3. Tìm công thức phân tử của oxit đó.
Gọi công thức hóa học của oxit sắt là: FexOy:
mFe/mO = 56x/16y =7/3
=> x/y = 1/1,5 = 2/3
=> x = 2; y =3
Công thức hóa học: Fe2O3.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB