Điện phân 200 ml dung dịch chứa 2 muối Cu(NO3)2 xM và AgNO3 yM với cường độ dòng đíện 0,804A, thời gian điện phân là 2 giờ, người ta thấy khối lượng catot tăng thêm 3,44 gam. Giá trị của y là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân 200 ml dung dịch chứa 2 muối Cu(NO3)2 xM và AgNO3 yM với cường độ dòng đíện 0,804A, thời gian điện phân là 2 giờ, người ta thấy khối lượng catot tăng thêm 3,44 gam. Giá trị của y là?


Đáp án:

Số mol muối Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch lần lượt là 0,2x và 0,2y

Điện lượng đi qua dung dịch là q = It = 0,804.2.3600 = 5788,4 (C)

Giả sử tại catot chỉ có Ag+ bị điện phân. Vậy : nAg+ = 0,06 mol

Khi đó: khối lượng Ag kết tủa trên catot là: 0,06.108 = 6,48 gam > 3,44 gam

Như vậy: lượng Ag+ thực tế bị điện phân ít hơn. Tức là điện lượng đi qua dung dịch phải điện phân cả Ag+ và Cu2+.

Các quá trình xảy ra: Ag+ +1e → Ag

Cu2+ + 2e → Cu

Gọi số mol Cu2+ bị điện phân là a

Theo đề ta có:

Tổng khối lượng kim loại tạo ra ở catot: 108.0,2y + 64a = 3,44 (1)

Điện lượng đi qua bình điện phân : (0,2x + a).F = 5788,8 (2)

Giải hệ (1) và (2) suy ra: y = 0,2 và x = 0,02

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Không được dùng thêm một hoá chất nào khác, hãy nhận biết 5 lọ bị mất nhãn sau đây. KHCO3, NaHSO4, Mg(HCO3)2 , Na2CO3, Ba(HCO3)2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Không được dùng thêm một hoá chất nào khác, hãy nhận biết 5 lọ bị mất nhãn sau đây. KHCO3, NaHSO4, Mg(HCO3)2 , Na2CO3, Ba(HCO3)2.


Đáp án:

KHCO3 NaHSO4 Mg(HCO3)2 Na2CO3 Ba(HCO3)2
KHCO3 x Khí không màu x x x
NaHSO4 Khí không màu x Khí không màu Khí không màu Khí không màu
Mg(HCO3)2 x Khí không màu x x kết tủa trắng
Na2CO3 x Khí không màu x x kết tủa trắng
Ba(HCO3)2 x Khí không màu kết tủa trắng kết tủa trắng x

Trộn lần lượt các hoá chất theo cặp, lập bảng như hình. Suy ra:

KHCO3 1 lần tạo khí không màu.

NaHSO4 4 lần tạo khí không màu.

Na2CO3 1 lần tạo khí không màu, 2 lần tạo kết tủa trắng.

Còn lại 1 lần khí và 1 lần kết tủa trắng.

Cô cạn hai dung dịch còn lại rồi nung hoàn toàn. Hai chất rắn sau phản ứng cho vào dd Na2CO3. CaO tan tạo kết tủa, chất ban đầu là Ca(HCO3)2. Còn lại là Mg(HCO3)2.

CaO + H2O → Ca(OH)2

Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân este X trong môi trường axit, thu được C2H5COOH và CH3OH. Công thức cấu tạo của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân este X trong môi trường axit, thu được C2H5COOH và CH3OH. Công thức cấu tạo của X là gì?


Đáp án:

X là C2H5COOCH3.

C2H5COOCH3 + H2O ⇆ C2H5COOH + CH3OH.

Xem đáp án và giải thích
Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử O và nặng hơn phân tử hiđro 31 lần. a) Tính phân tử khối của hợp chất. b) Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu của nguyên tố (xem bảng 1 trang 42).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử O và nặng hơn phân tử hiđro 31 lần.

a) Tính phân tử khối của hợp chất.

b) Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu của nguyên tố (xem bảng 1 trang 42).


Đáp án:

a. PTK của hợp chất nặng hơn phân tử hidro 31 lần

Phân tử khối của phân tử hidro là 1.2 = 2 đvC

⇒ Phân tử khối của hợp chất là: 2.31 = 62 đvC

b. PTK hợp chất = 2.NTK X + 1.NTK O = 62 đvC

⇒ 2.NTK X + 16 = 62 đvC

NTK X = (62-16)/2 = 23 đvC

Vậy nguyên tử khối của X là 23. Nguyên tố X là natri (Na)

Xem đáp án và giải thích
Bỏ qua trứng vào dung dịch axit clohiđric thấy sủi bọt ở vỏ trứng. Biết rằng axit clohiđric đã tác dụng với canxi cacbonat (chất này có trong vỏ trứng) tạo ra canxi clorua (chất này tan) nước và khí cacbon đioxit thoát ra. Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra. Ghi lại phương trình bằng chữ của phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bỏ qua trứng vào dung dịch axit clohiđric thấy sủi bọt ở vỏ trứng.

Biết rằng axit clohiđric đã tác dụng với canxi cacbonat (chất này có trong vỏ trứng) tạo ra canxi clorua (chất này tan) nước và khí cacbon đioxit thoát ra.

Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra. Ghi lại phương trình bằng chữ của phản ứng.


Đáp án:

Phương trình chữ của phản ứng:

Axit clohiđric + Canxi cacbonat → Canxi clorua + Nước + khí cacbon đioxit.

Chất tham gia axit clohiđric và canxi cacbonat.

Sản phẩm: canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit.

Dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra: sủi bọt khí.

Xem đáp án và giải thích
Khi cho 0,01 mol α-amino axit A tác dụng với 80 ml dung dịch HCl 0,125M, sau đó đem cô cạn thì được 1,815 g muối. Nếu trung hòa A bằng một lượng vừa đủ NaOH thì thấy tỉ lệ mol giữa A và NaOH là 1 : 1. a. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, biết rằng A có mạch cacbon không phân nhánh. b. Viết công thức cấu tạo các đồng phân có thể có của A và gọi tên chúng theo danh pháp thay thế khi: - Thay đổi vị trí nhóm amino. - Thay đổi vị trí gốc hidrocacbon và nhóm amino vẫn ở vị trí α.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi cho 0,01 mol α-amino axit A tác dụng với 80 ml dung dịch HCl 0,125M, sau đó đem cô cạn thì được 1,815 g muối. Nếu trung hòa A bằng một lượng vừa đủ NaOH thì thấy tỉ lệ mol giữa A và NaOH là 1 : 1.

a. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, biết rằng A có mạch cacbon không phân nhánh.

b. Viết công thức cấu tạo các đồng phân có thể có của A và gọi tên chúng theo danh pháp thay thế khi:

- Thay đổi vị trí nhóm amino.

- Thay đổi vị trí gốc hidrocacbon và nhóm amino vẫn ở vị trí α.


Đáp án:

nHCl = 0,08 . 0,125 = 0,01 (mol)

nHCl = nA ⇒ A chỉ có 1 nhóm NH2

MA = 1,815/0,01 - 36,5 = 145 g/mol

nA : nNaOH = 1 : 1 ⇒ A chỉ có 1 nhóm COOH

Gọi công thức của A là H2N-R-COOH

⇒ mR = 145 -45 -16 = 84 (gam)

Biện luận suy ra R là gốc C6H12 Vì A không phân nhánh nên CTCT của A là:

a) CTCT của A là

b)∗ CTCT các đồng phân có thể có của A khi thay đổi vị trí amino là:

∗ CTCT các đồng phân có thể có của A khi thay đổi cấu tạo gốc hidrocacbon và nhóm amino vẫn giữ ở vị trí α là:

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…