a. Vì sao chất béo không tan trong nước mà tan trong các dung môi hữu vơ không phân cực. b. So sánh nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi triglixerit chứa các gốc axit béo no và triglixerit chứa các gốc axit béo không no.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a. Vì sao chất béo không tan trong nước mà tan trong các dung môi hữu vơ không phân cực.

b. So sánh nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi triglixerit chứa các gốc axit béo no và triglixerit chứa các gốc axit béo không no.


Đáp án:

a. Chất béo là các chất hữu cơ không phân cực nên tan được trong các dung môi không phân cực và không tan được trong các dung môi phân cực như nước.

b. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các triglixerit chứa các gốc axit béo no cao hơn các triglixerit chứa các gốc axit béo không no

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trong 300 ml của một dung dịch có chứa 20,52 gam Ba(OH)2. Hãy tính nồng độ mol của dung dịch này?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong 300 ml của một dung dịch có chứa 20,52 gam Ba(OH)2. Hãy tính nồng độ mol của dung dịch này?


Đáp án:

Đổi 300 ml = 0,3 lít

nBa(OH)2 = 0,12 mol

Nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 là:

Áp dụng công thức: CM =0,4M

Xem đáp án và giải thích
Muối Cr(III) tác dụng với chất oxi hóa mạnh trong môi trường kiềm tạo thành muối Cr(VI) a. Hãy lập phương trình hóa học của phán ứng sau: CrCl3 + Cl2 + NaOH → Na2CrO4 + NaCl + H2O Và cho biết vai trò các chắt CrCl3 và Cl2 trong phản ứng. Giải thích? b. Muối Cr(III) tác dụng với chất khử tạo thành muối Cr(II). Hãy lập phương trình của phản ứng sau: CrCl3 + Zn → CrCl2 + ZnCl2 và cho biết vai trò các chất CrCl3 và Zn. c. Hãy cho kết luận về tính chất hóa học của muối Cr(III).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Muối Cr(III) tác dụng với chất oxi hóa mạnh trong môi trường kiềm tạo thành muối Cr(VI)

a. Hãy lập phương trình hóa học của phán ứng sau:

CrCl3 + Cl2 + NaOH → Na2CrO4 + NaCl + H2O

Và cho biết vai trò các chắt CrCl3 và Cl2 trong phản ứng. Giải thích?

b. Muối Cr(III) tác dụng với chất khử tạo thành muối Cr(II). Hãy lập phương trình của phản ứng sau:

CrCl3 + Zn → CrCl2 + ZnCl2

và cho biết vai trò các chất CrCl3 và Zn.

c. Hãy cho kết luận về tính chất hóa học của muối Cr(III).


Đáp án:

a)

2CrCl3 + 3Cl2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O

2                Cr+3     --> Cr+6    +    3e            Cr+3: chất khử

3                2Cl2     + 2e        ---> 2Cl-            Cl2: chất oxi hóa

b)

2CrCl3 + Zn → 2CrCl2 + ZnCl2  

2               Cr+3            ---> Cr+2       + e          Cr+3: chất oxi hóa

3              2Zn - 2e      ---> 2Zn2+                      Zn: chất khử

Muối Cr(III) vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

Sản phẩm oxi hóa Cr(III) là Cr(VI)

Sản phẩm khử Cr(III) là Cr(II)

Xem đáp án và giải thích
Este X có công thức đơn giản nhất là C2H4O. Đun sôi 4,4 g X với 200 g dung dịch NaOH 3% đến khi phan ứng xảy ra hoàn toàn. Từ dung dịch sau phản ứng thu được 8,1 g chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Este X có công thức đơn giản nhất là C2H4O. Đun sôi 4,4 g X với 200 g dung dịch NaOH 3% đến khi phan ứng xảy ra hoàn toàn. Từ dung dịch sau phản ứng thu được 8,1 g chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X



Đáp án:

nNaOH= (= 0,15mol

→ Công thức phân tử của X là C4H8O2.

→ n X = 0,05 mol.

Đặt CTHH của X dạng RCOOR’

 RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH

 nX = n NaOH (pư) = 0,05 mol

→ n NaOH (dư) = 0,1 mol

→ Chất rắn thu được gồm RCOONa 0,05 mol và NaOH dư 0,1 mol

RCOONa = m c/r – m NaOH(dư)=  4,1 g → M RCOONa= 82 → M R = 15

→ CTCT của X là CH3COOC2H5

 

Xem đáp án và giải thích
Trình bày những phương pháp điều chế oxi: a) Trong phòng thí nghiệm. b) Trong công nghiệp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày những phương pháp điều chế oxi:

a) Trong phòng thí nghiệm.

b) Trong công nghiệp.


Đáp án:

a) Phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm:

2KMnO4 -to→ K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 -MnO2→ 2KCl + 3O2↑ .

2H2O -MnO2→ 2H2 + O2

b) Phương pháp điều chế oxi trong công nghiệp:

- Từ không khí: Không khí sau khi đã loại bỏ CO2 và hơi nước, được hóa lỏng áp suất 200 atm.

Chưng cất phân đoạn không khí lỏng thu được khí oxi ở -183oC.

Khí oxi được vận chuyển trong những bình thép có thể tích 100 lít (p = 150 atm).

H2O      ------điện phân---------> H2  + 0,5O2

Xem đáp án và giải thích
Nghiền thủy tinh loại thường thành bột, rồi cho vào nước đã có vài giọt phenolphtalin, thì nước sẽ có màu hồng. giải thích và viết Phương trình hóa học phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nghiền thủy tinh loại thường thành bột, rồi cho vào nước đã có vài giọt phenolphtalin, thì nước sẽ có màu hồng. giải thích và viết Phương trình hóa học phản ứng.


Đáp án:

Thành phần của thủy tinh là Na2SiO3 (muối tạo bởi bazơ mạnh và axit yếu).

Khi nghiền thủy tinh thành bột, rồi cho vào nước, Na2SiO3 bị phân hủy tạo môi trường kiềm. Na2SiO3+2H2O ⇔ 2NaOH + H2SiO3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…