Chất tác dụng với H2SO4 đặc, nóng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các chất: S, SO2, H2S, HI, FeS2, Ag, Au lần lượt vào H2SO4 đặc, nóng. Có bao nhiêu chất xảy ra phản ứng?

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 5 Đáp án đúng

  • Câu C. 6

  • Câu D. 1

Giải thích:

Chọn đáp án B S; H2S; HI; FeS2; Ag S + 2H2SO4 →3SO2 + 2H2O 3H2S + H2SO4 → 4H2O + 4S H2S + 3H2SO4 → 4H2O + 4SO2 8HI + H2SO4 đặc →H2S + 4I2 + 4H2O 2Ag + 2H2SO4 →Ag2SO4 + SO2 + 2H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

a) Axit sunfuric đặc được dùng làm khô những khí ẩm, hãy dẫn ra một thí dụ. Có những khí ẩm không được làm khô bằng axit sunfuric đặc, hãy dẫn ra một thí dụ. Vì sao?   b) Axit sunfric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than được gọi là sự hóa than. Dẫn ra những thí dụ về sự hóa than của glocozơ, saccarozơ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Axit sunfuric đặc được dùng làm khô những khí ẩm, hãy dẫn ra một thí dụ. Có những khí ẩm không được làm khô bằng axit sunfuric đặc, hãy dẫn ra một thí dụ. Vì sao?

b) Axit sunfric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than được gọi là sự hóa than. Dẫn ra những thí dụ về sự hóa than của glocozơ, saccarozơ.

c) Sự làm khô và sự hóa than khác nhau như thế nào?


Đáp án:

a) Axit sunfuric đặc được dùng làm khô những khí ẩm. Thí dụ làm khô khí CO2, không làm khô được khí H2S, H2, ...(do có tính khử).

H2SO4đ + H2 → SO2 + 2H2O

H2SO4đ + 3H2S → 4S + 4H2O

b) Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than:

C6H12O6 → 6C + 6H2O

C12H22O11 → 12C + 11H2O

c) Sự làm khô: chất được làm khô không thay đổi.

Sự hóa than: chất tiếp xúc với H2SO4 đặc biến thành chất khác trong đó có cacbon.

Xem đáp án và giải thích
Thí nghiệm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các thí nghiệm sau: (1). Sục SO3 vào dung dịch BaCl2 (2). Cho SO2 vào dung dịch Ba(OH)2 dư (3). Cho dung dịch KOH vào dung dịch Ba(HCO3)2 (4). Cho dung dịch H2S vào dung dịch FeCl2 (5). Cho NH3 dư vào dung dịch AlCl3 Số thí nghiệm thu được kết tủa là:

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích
Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M đun nóng, thu được hợp chất hữu cơ no mạch hở Y có phản ứng tráng bạc và 37,6 gam hỗn hợp muối hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm hấp thu hết vào bình chứa dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 24,8 gam. Khối lượng của X là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:
Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M đun nóng, thu được hợp chất hữu cơ no mạch hở Y có phản ứng tráng bạc và 37,6 gam hỗn hợp muối hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm hấp thu hết vào bình chứa dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 24,8 gam. Khối lượng của X là

Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Cho 14,16 gam hỗn hợp X gồm: Fe, FeO, Fe2O3. Chia X thành 3 phần bằng nhau. Khử hoàn toàn phần (1) bằng khí H2 dư, thu được 3,92 gam Fe. Phần (2) tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, thu được 4,96 gam chất rắn. Hòa tan hoàn toàn phần (3) bằng dung dịch HCl vừa đủ được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 14,16 gam hỗn hợp X gồm: Fe, FeO, Fe2O3. Chia X thành 3 phần bằng nhau. Khử hoàn toàn phần (1) bằng khí H2 dư, thu được 3,92 gam Fe. Phần (2) tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, thu được 4,96 gam chất rắn. Hòa tan hoàn toàn phần (3) bằng dung dịch HCl vừa đủ được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là


Đáp án:

Giải

Gọi số mol: nFe = a mol ; nFeO = b mol ; nFe2o3 = c mol

Phần 1 : Fe trong hỗn hợp x là a mol

FeO + H2 → Fe + H2O

Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O

nFe = a + b + 2c = 3,92/56 = 0,07 (mol) (1)

Phần 2 : Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

FeO,Fe2O3 → FeO,Fe2O3 (mol)

mchất rắn = 64a + 72b + 160c = 4,96 gam (2)

Khối lượng mỗi phần m = 14,16/3 = 4,72 = 56a + 72b + 160c (3)

Từ (1), (2) và (3) => a = 0,03 ; b = 0,02 ; c = 0,01

Phần 3 : Fe + HCl → FeCl2 + H2 ↑

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

Fe2O3 + 6HCl → 2 FeCl3 + 3H2O

ncl- = 0,03.2 + 0,02.2 + 0,02.3 = 0,16 (mol)

nfe2+ = 0,03 + 0,02 = 0,05 (mol)

Cl+ Ag+ → AgCl ↓

Fe2+ + Ag+ → Ag + Fe3+

→ m = 0,16.143,5 + 0,05.108 = 28,36 (gam)

Xem đáp án và giải thích
Giải thích vì sao hợp kim có tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim. So sánh khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện của hợp kim với kim loại tinh khiết trong thành phần?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích vì sao hợp kim có tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim. So sánh khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện của hợp kim với kim loại tinh khiết trong thành phần?



Đáp án:

Hợp kim là dung dịch rắn của nhiều nguyên tố kim loại hoặc giữa nguyên tố kim loại với nguyên tố phi kim. Hợp kim mang tính kim loại (dẫn nhiệt cao, dẫn điện, dẻo, dễ biến dạng, có ánh kim...)

Khả năng dẫn nhiệt và dẫn điện của hợp kim kém hơn kim loại tinh khiết hợp thành.

 




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…